CHỨNG NHẬN XÁC MINH PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, khoảng 3000 cơ sở nằm trong danh mục hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình phải có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định, nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ quốc gia

Các cơ sở phát thải khí nhà kính nằm trong danh mục quy định tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện. 

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trong nhiệt độ, mức nước biển, mô hình mưa và tuyết, và các yếu tố khí hậu khác. Việc biến đổi khí hậu thường được gắn liền với hoạt động của con người, đặc biệt là việc phát thải khí nhà kính (như carbon dioxide và metan) từ các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch, chăn nuôi gia súc, và một số quá trình công nghiệp. Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nâng mực nước biển, hiện tượng nóng lên toàn cầu, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và thảm họa thiên nhiên.

Theo Liên Hợp Quốc, hiện nay có hơn 130 quốc gia hiện đã đặt ra hoặc đang xem xét mục tiêu giảm lượng khí thải xuống mức 0% vào năm 2050.

Việt Nam  là một trong những nước đã quyết tâm thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị COP26 của Liên hiệp quốc năm 2021, Việt Nam cam kết Net Zero vào năm 2050 đã trở thành một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước đầu xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững. Với các doanh nghiệp, việc tham gia vào cuộc hành trình Net  Zero được xem là thách thức đồng thời cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nắm bắt được xu hướng chuyển đổi xanh cả trong và ngoài nước.

Khí nhà kính là gì ?

Nguồn : World Resource Institute - [ World Greenhouse Emission 2016 ]

Khí nhà kính (Greenhouse gases) là các khí tự nhiên và nhân tạo tồn tại trong khí quyển của Trái Đất có khả năng hấp thụ và tỏa ra nhiệt từ bức xạ hồng ngoại. Chúng tạo ra hiệu ứng tương tự như việc ánh sáng đi vào một kính nhà kính và bị giữ lại, làm tăng nhiệt độ trong không gian bên trong.

Các loại khí nhà kính chính bao gồm:Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), và sulfur hexafluoride (SF6): Đây là các hợp chất nhân tạo được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như làm lạnh, điều hòa không khí và sản xuất điện tử.

Những khí này tạo ra một lớp vỏ bọc trong khí quyển giữ lại nhiệt, góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Sự gia tăng của các khí nhà kính trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và các tác động xấu liên quan đến nó.

Xem thêm: Biến đổi khí hậu và khí nhà kính – TCI Vietnam

Tại sao và khi nào nên thực hiện kiểm kê khí nhà kính ?

Một số lợi ích kiểm kê khí nhà kính được thể hiện hình dưới đây:

Các tổ chức cần tự nguyện thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong thời gian sớm nhất vì: 

  • Quy định Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14): Luật này quy định rõ ràng rằng các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

  • Thông tư số 96/2020/TT-BTC: Theo thông tư này, các công ty đại chúng cần lập báo cáo thường niên về phát thải khí nhà kính và công bố báo cáo này cùng với báo cáo tài chính, góp phần trong việc tạo ra sự minh bạch về tình trạng phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp.

  • Higg Index (Higg FEM 3.0): Đây là một hệ thống đánh giá tác động môi trường trong ngành công nghiệp thời trang và dệt may. Yêu cầu thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Higg Index là một phần của quá trình đánh giá và quản lý tác động môi trường trong chuỗi cung ứng thời trang.

  • Global Recycled Standard (GRS 4.0) của Textile Exchange: Tiêu chuẩn này trong ngành dệt may tái chế quy định việc kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo tính bền vững và minh bạch trong quá trình tái chế vật liệu.

  • Global Organic Textile Standard (GOTS 6.0): Đối với tiêu chuẩn này về dệt may hữu cơ, việc kiểm kê khí nhà kính cũng là một phần của quá trình đảm bảo tính bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.

  • Nhu cầu doanh nghiệp về tuyên bố và trách nhiệm bảo vệ môi trường: Ngoài các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu về việc tuyên bố và minh bạch về tác động môi trường của họ. Thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tuyên bố về các biện pháp giảm thiểu có thể giúp thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường.

Vì sao chọn ISC Việt Nam chứng nhận xác minh phát thải khí nhà kính? 

ISC Việt Nam hiện là một trong những đơn vị chứng nhận xác minh phát thải khí nhà kính uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. 

 

Không chỉ vậy, ISC Việt Nam  còn là một trong những đơn vị tiên phong về triển khai cung cấp chứng nhận xác minh phát thải khí nhà kính theo các chuẩn mực quốc tế: ISO 14064-3, ISO 14064-1:2018, GHG Protocol,...

Quy trình kiểm kê khí nhà kính tại ISC

 

 

Bước 1: Khảo sát doanh nghiệp - Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê:

  • Bước đầu tiên là hiểu rõ về doanh nghiệp, hoạt động và quy trình sản xuất của họ.

  • Xác định mục tiêu của việc kiểm kê: có thể là tuân thủ quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ngành, tạo ra báo cáo minh bạch về phát thải khí nhà kính, và thực hiện biện pháp giảm thiểu phát thải.

  • Định rõ phạm vi kiểm kê: xác định các nguồn phát thải cần được kiểm tra, khu vực sản xuất nào sẽ được bao gồm trong kiểm kê.

Bước 2: Đánh giá thực địa tại nhà máy:

  • Thực hiện cuộc kiểm tra trực tiếp tại nhà máy để xác minh thông tin và số liệu đã cung cấp trước đó.

  • Xác định các nguồn phát thải thực tế bằng cách kiểm tra hoạt động sản xuất, đo lường sự thải ra khỏi các quy trình, và xác định các hạng mục tạo ra khí nhà kính.

Bước 3: Thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê:

  • Thu thập tất cả thông tin, tài liệu và hồ sơ liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu chuẩn ngành, và quy định pháp luật về khí nhà kính.

  • Cập nhật dữ liệu đã có và kiểm tra tính chính xác của dữ liệu.

Bước 4: Định lượng phát thải và Đo kiểm thực tế tại các nguồn thải:

  • Sử dụng các thiết bị đo lường phù hợp để định lượng lượng khí nhà kính thải ra từ các nguồn khác nhau.

  • Đo kiểm trực tiếp tại các điểm cụ thể để xác định lượng khí nhà kính thực tế.

Bước 5: Kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở:

  • Thực hiện việc kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở, dựa trên các dữ liệu và thông tin đã thu thập.

  • Xác định mức độ phát thải khí nhà kính từ mỗi nguồn cụ thể trong quá trình sản xuất.

Bước 6: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và Đề xuất biện pháp giảm thiểu phát thải KNK:

  • Tổng hợp dữ liệu và thông tin đã thu thập vào báo cáo kiểm kê khí nhà kính.

  • Báo cáo này cung cấp thông tin về lượng phát thải khí nhà kính từ các nguồn khác nhau và cơ sở sản xuất.

  • Đề xuất biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính dựa trên kết quả kiểm kê, nhằm đảm bảo tính bền vững và giảm thiểu tác động môi trường.

Một số mẫu báo cáo theo theo quy định nhà nước

Mẫu Báo Cáo Kiểm Kê Khí Nhà Kính theo từng ngành nghề của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ xây dựng và kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.

Quý doanh nghiệp quan tâm có thể download các mẫu theo đường link dưới đây: 

ISC sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về thông tin kiểm kê khí nhà kính đến với các bạn. Trường hợp cần tư vấn hoặc trao đổi sâu hơn về chất lượng sản phẩm, các loại chứng chỉ, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp doanh nghiệp bằng năng lực kinh nghiệm chuyên môn, hơn ai hết chúng tôi hiểu bạn đang cần bắt đầu một hành trình như thế nào.

Hình thành và phát triển qua hơn 20 năm trên thế giới và hơn 10 năm tại Việt Nam, đồng hành cùng > 3000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên rộng khắp Việt Nam và nước ngoài. Tại Việt Nam, ISC còn là đối tác nhiều năm liền thực hiện các nhiệm vụ cùng đối tác của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN; Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trên cả nước sẽ cung cấp dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp.

 

 

Chúng tôi cam kết :

  • Hỗ trợ tư vấn giải đáp những thắc mắc 

  • Đồng hành cùng doanh nghiệp đến khi hoàn thành chứng nhận

  • Chi phí hợp lý, chất lượng đi đầu

  •  Được đào tạo bài bản các quy trình, nguyên lý vận hành cũng như hướng dẫn xây dựng bộ hồ sơ, tài liệu đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn.

  •  Hỗ trợ hướng dẫn vận hành thử hệ thống, đào tạo các đánh giá viên nội bộ, và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ.

  •  Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá chứng nhận chính thức, giúp doanh nghiệp thực hiện hành động khắc phục sau đánh giá.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi 

Ms. Vân Phạm 

Hotline: 0933 09 6426

Email: van.pham@iscvietnam.net

Văn Phòng ISC Việt Nam 

➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.


 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image