HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH THEO CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT 2023

Hiện nay, các tin tức về trái đất nóng lên toàn cầu thường xuyên đề cập đến khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất các doanh nghiệp và hoạt động của con người dẫn đến việc tăng phát thải khí nhà kính. Đó cũng chính là lý do mà Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP vào ngày 07/01/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn; Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành 18/01/2022 ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện Kiểm kê Khí nhà kính. Ngoài ra, ngày 15/11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.

Căn cứ theo các văn bản Pháp luật trên, nhiều doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức cần thực hiện báo cáo thường niên về kiểm kê khí nhà kính. Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính cũng một phần thể hiện quyết tâm của doanh nghiệp trong việc đưa ra các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội. Vậy làm thế nào để thực hiện Kiểm kê Khí nhà kính? Mời bạn đọc và Quý doanh nghiệp tham khảo bài viết dưới đây của ISC.

Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn, ISC cung cấp dịch vụ hướng dẫn Kiểm kê Khí nhà kính đáp ứng các Quy định của Pháp luật mới nhất 2023.

Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính là thành phần dạng khí và có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính.

Khí gây hiệu ứng nhà kính là khí gì? 

Khí nhà kính bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất Hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), và sufua hexaflorit (SF6).

Ngoài ra, đơn vị thống kê khí nhà kính được sử dụng chính là Cacbon dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent), được ký hiệu là CO2e.

Hoạt động nào tạo ra Khí nhà kính?

Con người tạo ra khí CO2 (carbon dioxide) thông qua các hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Tất cả những hoạt động dưới đây đều góp phần làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây ra các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu.

✔️ Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

Khi chúng ta đốt cháy nhiên liệu như xăng, dầu diesel, than đá, dầu mỏ và khí đốt để sản xuất nhiệt hoặc năng lượng, quá trình oxi hóa xảy ra. Trong quá trình này, carbon trong nhiên liệu kết hợp với oxi trong không khí để tạo thành khí CO2. 

✔️ Sự hô hấp của con người và động vật

Khi con người và động vật hô hấp, chúng hấp thụ oxi từ không khí và tiếp tục thải ra khí CO2 trong quá trình chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

✔️ Hoạt động công nghiệp

Ngoài việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, nhiều hoạt động công nghiệp cũng đóng góp vào việc tạo ra khí CO2. Chẳng hạn như quá trình sản xuất xi măng, thép, và các sản phẩm hóa chất khác cũng có thể tiết lộ lượng khí CO2.

✔️ Nông nghiệp

Quá trình chế biến thức ăn, chăn nuôi gia súc và sử dụng phân bón có thể tạo ra khí CO2 và các khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O), đây đều là các khí nhà kính.

✔️ Mất rừng và sự thay đổi mục đích sử dụng đất

Mất rừng và biến đổi mục đích sử dụng đất, như chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp hoặc đất xây dựng, dẫn đến giảm diện tích cây xanh có khả năng hấp thụ khí CO2 từ không khí, góp phần làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển.

Kiểm kê Khí nhà kính là gì?

Kiểm kê Khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan thẩm quyền ban hành.

Kiểm kê Khí nhà kính có bắt buộc không?

Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) có hiệu lực thi hành, quy định các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện Kiểm kê Khí nhà kính.

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

▪️ 3.000 cơ sở trọng điểm nằm trong danh mục bắt buộc phải thực hiện kiểm kê và có biện pháp giảm nhẹ.

▪️ Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ. 

Doanh nghiệp nào cần kiểm kê Khí nhà kính

Các đối tượng doanh nghiệp cần Kiểm kê Khí nhà kính, bao gồm:

▪️Đối với các doanh nghiệp có mức phát thải khí nhà kính hang năm từ 3.000 tấn C02 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

▪️Công ty kinh doanh vận tải hang hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hang năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

▪️Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hang năm từ 65.000 tấn trở lên;

▪️Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hang năm từ 1.000 TOE trở lên;

▪️Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hang năm từ 1.000 TOE trở lên.

Lĩnh vực nào cần Kiểm kê Khí nhà kính?

6 lĩnh vực cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm:

1. Xây dựng: tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất xây dựng;

2. Các quá trình công nghiệp: luyện kim; sản xuất hóa chất; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác;

3. Năng lượng: khai thác than, dầu, khí tự nhiên; công nghiệp sản xuất năng lượng; tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, dịch vụ, thương mại và dân dụng;

4. Chất thải: xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; bãi chôn lấp chất thải rắn; thiêu đốt và lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải;

5. Giao thông vận tải: tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải;

6. Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp

Lợi ích khi thực hiện Kiểm kê Khí nhà kính

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện kiểm kê Khí nhà kính, cụ thể:

1. Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.

2. Đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. 

4. Tối ưu hóa quy trình quản lý và giảm thiểu lãng phí tài nguyên. 

5. Thúc đẩy phát triển bền vững, củng cố hình ảnh thương hiệu đồng thời thể hiện tiềm năng phát triển trong dài hạn.

Quy trình Kiểm kê Khí nhà kính tại ISC

✔️ Bước 1: Tìm hiểu thông tin, ngành nghề, hoạt động SXKD của doanh nghiệp;

✔️ Bước 2: Đào tạo nhận thức về Khí nhà kính;

✔️ Bước 3: Đánh giá hiện trạng;

     ▪️ Quan sát hiện trường tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu…

     ▪️ Xem xét hồ sơ theo dõi, tổng hợp tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng…

✔️ Bước 4: Xác định ranh giới

▪️Ranh giới của tổ chức

▪️Kiểm soát hoạt động

▪️Kiểm soát tài chính

- Kiểm soát vốn chủ sở hữu

- Phạm vi phát thải

(Phạm vi 1-2-3)

 

 

✔️ Bước 5: Lựa chọn và thiết lập năm cơ sở;

✔️ Bước 6: Thu thập số liệu, thống kê lượng tiêu thụ cho từng phạm vi;

✔️ Bước 7: Tính toán phát thải khí nhà kính

▪️ Tính lượng phát thải theo từng phạm vi

▪️ Tính tổng lượng phát thải và quy đổi thành tấn CO2 tương đương (CO2tđ)

✔️ Bước 8: Hoàn thiện và lập báo cáo kèm biện pháp giảm thiểu.

✔️ Bước 9: Hỗ trợ thủ tục gửi báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính tới Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương; Sở Tài Nguyên và Môi trường và các cơ quan khác có thẩm quyền.

✔️ Bước 10: Hỗ trợ thẩm tra báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính định kỳ hàng năm;

✔️ Bước 11: Hỗ trợ các thủ tục đăng ký chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 bởi các Tổ chức chứng nhận Quốc tế uy tín nhằm khẳng định bằng chứng tuân thủ và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

ISC- Đơn vị tư vấn Kiểm kê Khí nhà kính hàng đầu 

ISC xin giới thiệu dịch vụ lập báo cáo Kiểm Kê Khí nhà kính, Đào tạo kiểm kê khí nhà kính hàng đầu tại Việt Nam Hiệu quả - Uy tín:

☑️ Đáp ứng toàn bộ yêu cầu theo các Thông tư, Nghị định của pháp luật như Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị Định số 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

☑️ Báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính do ISC hướng dẫn đáp ứng các tiêu chí của các cơ quan nhà nước như: Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương; Sở Tài Nguyên và Môi trường địa phương và các cơ quan có thẩm quyền khác;

☑️ Báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính do ISC hướng dẫn đáp ứng yêu cầu thẩm định, xác minh của các Tổ chức chứng nhận Quốc tế uy tín;

☑️ Hướng dẫn bài bản, chi tiết giúp doanh nghiệp có thể tự lập báo cáo Kiểm kê Khí nhà kính cho các năm sau;

☑️ Dịch vụ trọn gói - Chi phí hợp lý - Chuyên gia hỗ trợ 24/7.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp tùy chỉnh phù hợp với mỗi doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các biện pháp cải tiến giúp doanh nghiệp giảm phát thải và tăng năng suất hoạt động, góp phần cùng doanh nghiệp mở ra một tương lai phát triển lâu dài và bền vững.

LIÊN HỆ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

☑️ Hotline: 0913567755

☑️ Email: sale@ahead.com.vn

Văn Phòng:

 Trụ sở chính Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Văn phòng đại diện Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image