ISO 56000 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
ISO 56000 - Innovation Management Systems, là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo, được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành năm 2019 nhằm hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy đổi mới một cách có hệ thống. ISO 56000 có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức, bất kể loại hình, quy mô hoặc mức độ phát triển. Nó đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp có mong muốn đổi mới nhưng còn yếu về bí quyết công nghệ, phương pháp quản trị hay nguồn lực để thực hiện đổi mới sáng tạo.
ISO 56000 sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần để tạo ra một hệ thống đổi mới trong các tổ chức của họ thông qua phân tích những năng lực cốt lõi vốn có của doanh nghiệp gồm: Chiến lược, văn hóa, quá trình, công cụ và kỹ thuật, cách đánh giá.
8 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG ISO 56000.
1. Hiện thực hóa giá trị.
Giá trị, tài chính hoặc phi tài chính được hiện thực hóa từ việc triển khai, áp dụng và tác động của các giải pháp mới hoặc đã thay đổi đối với các bên quan tâm.
2. Tầm nhìn tương lai của lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp, được thúc đẩy bởi sự tò mò và can đảm, thách thức hiện trạng bằng cách xây dựng một tầm nhìn và mục đích đầy cảm hứng và liên tục gắn kết mọi người để đạt được những mục tiêu đó.
3. Định hướng chiến lược.
Định hướng cho các hoạt động đổi mới dựa trên các mục tiêu được liên kết và chia sẻ cũng như mức độ tham vọng phù hợp, được hỗ trợ bởi nhân sự cần thiết và các nguồn lực khác.
4. Văn hóa đổi mới sáng tạo.
Các giá trị, niềm tin và hành vi được chia sẻ, hỗ trợ sự cởi mở để thay đổi, chấp nhận rủi ro và hợp tác cho phép cùng tồn tại sự sáng tạo và thực thi hiệu quả.
5. Khai thác tri thức.
Tương tác với người dùng, khách hàng, đối tác và các bên quan tâm khác để phát triển kiến thức đầy đủ và sâu sắc.
6. Quản lý rủi ro.
Sự không chắc chắn và rủi ro được đánh giá và sau đó được quản lý hỗ trợ thử nghiệm và chấp nhận rủi ro đồng thời thiết lập một danh mục sáng kiến đổi mới phù hợp
7. Khả năng thích ứng.
Những thay đổi trong bối cảnh của tổ chức được giải quyết bằng cách điều chỉnh kịp thời các cấu trúc, quy trình, năng lực và mô hình thực hiện giá trị để tối đa hóa khả năng đổi mới.
8. Phương pháp tiếp cận hệ thống.
Quản lý đổi mới dựa trên cách tiếp cận hệ thống với các yếu tố liên quan và tương tác lẫn nhau và đánh giá hiệu quả hoạt động thường xuyên và các cải tiến của hệ thống.
CẤU TRÚC CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 56000.
Được ban hành từ năm 2019, Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 gồm các tiêu chuẩn thành phần cụ thể như sau:
1. ISO 56000 : 2020 Quản lý đổi mới - Các nguyên tắc cơ bản và từ vựng
Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 định nghĩa từ vựng và thuật ngữ được sử dụng thống nhất trong quản lý đổi mới sáng tạo, đồng thời cũng giải thích các nguyên tắc cốt lõi về đổi mới sáng tạo. Tiêu chuẩn này giúp tổ chức, doanh nghiệp thiết lập một khuôn khổ chung, nhất quán và thống nhất để:
- Hiểu các khái niệm, nguyên tắc, thuật ngữ và định nghĩa quan trọng về quản lý đổi mới sáng tạo;
- Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thiết lập, triển khai, duy trì và liên tục cải tiến IMS;
- Tăng cường, tạo điều kiện nâng cao nhận thức, thúc đẩy giao tiếp về hoạt động đổi mới sáng tạo trong nội bộ và giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
2. ISO 56002:2019 Quản lý đổi mới - Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn
Tiêu chuẩn ISO 56002: 2019 hướng dẫn việc áp dụng Hệ thống Quản lý Đổi mới sáng tạo (IMS) trong mọi loại tổ chức và doanh nghiệp. Đây là hướng dẫn chung cho các lĩnh vực đổi mới sáng tạo như sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh, và tổ chức. IMS giúp xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo, đồng thời thiết lập các quá trình hỗ trợ để đạt được kết quả mong muốn.
3. ISO 56003:2019 Quản lý đổi mới sáng tạo - Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo
Hướng dẫn về tham gia quan hệ đối tác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ hợp tác và công cụ cho tổ chức và doanh nghiệp xem xét quyết định, đánh giá, và quản lý mối quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo. Quan hệ này tạo ra giá trị bằng cách cập nhật kiến thức, kỹ năng, công nghệ và tài sản trí tuệ, cũng như tăng cường sử dụng nguồn lực và cơ sở hạ tầng để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.
ISO 56003:2019 hướng dẫn áp dụng cho mọi loại tổ chức và doanh nghiệp, bao gồm các loại hình, quy mô sản xuất, sản phẩm, và dịch vụ khác nhau.
4. ISO TR 56004 : 2019 Đánh giá Quản lý Đổi mới sáng tạo.
Tiêu chuẩn ISO TR 56004:2019 cung cấp hướng dẫn triển khai đánh giá Quản lý Đổi mới sáng tạo (Innovation Management Assessment - IMA). Nó tập trung vào lý do triển khai IMA, kết quả dự kiến, và cách thức thực hiện kế hoạch hành động dựa trên kết quả của IMA. Mục tiêu là giúp tổ chức, doanh nghiệp hiểu giá trị và lợi ích của IMA, nguyên tắc triển khai IMA đồng bộ, cách tiếp cận khác nhau, quy trình thực hiện IMA, tác động đối với tổ chức, và tiềm năng cải thiện. Áp dụng cho mọi loại tổ chức và doanh nghiệp, không phụ thuộc vào ngành nghề, quy mô, hay quốc gia.
Quản lý hiệu quả Tài sản trí tuệ (Intellectual Property - IP) là chìa khóa quan trọng cho quá trình đổi mới sáng tạo và cũng là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Tiêu chuẩn này tập trung vào xây dựng chiến lược IP, thiết lập quản lý IP, và áp dụng công cụ quản lý IP trong đổi mới sáng tạo. Áp dụng cho mọi loại hoạt động đổi mới sáng tạo.
6. ISO/CD 56006: Quản lý đổi mới sáng tạo - Quản lý chiến lược thông minh.
Hướng dẫn quản lý chiến lược thông minh, chìa khóa quan trọng giúp tổ chức và doanh nghiệp thích ứng và tăng trưởng chiến lược. Tiêu chuẩn này là một phần của Hệ thống Quản lý (IMS) và cung cấp hướng dẫn cho lãnh đạo về cách triển khai quản lý chiến lược thông minh, ảnh hưởng đến tầm nhìn, sứ mệnh, và đổi mới sáng tạo. Nó hỗ trợ thu thập thông tin, sử dụng công cụ như khai thác dữ liệu, phân tích, và dự đoán, cũng như quản lý dữ liệu, thông tin, và kiến thức. Tiêu chuẩn này xem xét các yếu tố đẩy mạnh đổi mới sáng tạo như yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn quốc tế, và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Hướng dẫn chung của ISO/CD 56006 áp dụng cho mọi loại tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng văn hóa quản lý chiến lược thông minh. Đòi hỏi kế hoạch, triển khai, đo lường, và cải tiến liên tục.
7. ISO/AWI 56007 Quản lý đổi mới sáng tạo - Quản lý ý tưởng.
Cung cấp hướng dẫn quản lý ý tưởng và lợi ích của chúng, tập trung vào cấp chiến lược và triển khai thực tế. Nó bao gồm văn hóa và lãnh đạo tổ chức, quản lý cơ hội và rủi ro, giải quyết vấn đề, và công cụ, phương pháp để quản lý ý tưởng và sự sáng tạo. Là nền tảng cơ bản cho đổi mới sáng tạo, sự tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp đặt ở khả năng tạo ra, lựa chọn, và phát triển ý tưởng mới. Các ý tưởng mới thúc đẩy cải tiến, nâng cao hiệu suất và đánh giá lại mô hình kinh doanh tổ chức, doanh nghiệp.
8. ISO/ AWI 56008: Quản lý đổi mới - Các công cụ và phương pháp đo lường hoạt động đổi mới (đang xây dựng).
9. ISO/WD TS 56010: Quản lý đổi mới - Các ví dụ minh họa về ISO 56000 (đang xây dựng).
NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 56000.
Các tổ chức áp dụng Quản lý đổi mới sáng tạo sẽ có nhiều cơ hội đạt tới những lợi ích là:
➤ Tăng trưởng, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh;
➤ Giảm chi phí và chất thải, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực;
➤ Tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội;
➤ Thực hiện đầu tư, đổi mới sáng tạo bền vững;
➤ Tăng cường phân cấp, trao quyền trong doanh nghiệp;
➤ Tăng khả năng thu hút tài trợ, đối tác và cộng tác viên;
➤ Nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp;
➤ Tăng cường năng lực tuân thủ các quy định và yêu cầu.
Ngoài việc áp dụng cho các tổ chức, ISO 56000 cũng có thể hữu ích cho những đối tượng sau :
• Các khách hàng quan tâm và đang tìm kiếm khả năng đổi mới sáng tạo của một doanh nghiệp.
• Các bên liên quan muốn cải thiện hoạt động giao tiếp thông qua sự hiểu biết chung về Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo.
• Các đơn vị cung cấp hoạt động đào tạo, tư vấn, đánh giá đổi mới sáng tạo.
• Các nhà hoạch định chính sách muốn xây dựng các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp.
THÁCH THỨC KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG ISO 56000
Do không có một mô hình chuẩn về đổi mới sáng tạo áp dụng cho mọi doanh nghiệp do đó mỗi doanh nghiệp cầni tìm ra bước đi phù hợp với khả năng, nguồn lực, và quy mô phát triển của mình. Bởi quyết định áp dụng ISO 56000 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi ro khi doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo.
Một trong những thách thức phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp phải là máy móc và trang thiết bị. Các doanh nghiệp lâu năm thường sở hữu máy móc, thiết bị có nguồn gốc từ nhiều quốc gia với những thế hệ khác nhau. Do đó, trong quá trình đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp công nghệ sao cho tích hợp được tối ưu các nền tảng công nghệ và máy móc mới đầu tư với hệ thống có sẵn.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng là một thách thức, do yêu cầu đầu tư lớn cho quá trình đổi mới, doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống điều hành và thiết bị thông minh để tận dụng hiệu quả nguồn lực, nhưng chi phí cho những giải pháp này thường khá lớn và có thể vượt quá ngân sách cho phép.
Để áp dụng đổi mới sáng tạo được hiệu quả, doanh nghiệp của bạn hãy liên hệ với ISC Việt Nam. Chúng tôi sẽ cử các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp của bạn áp dụng tiêu chuẩn ISO 56000 một cách sáng tạo và hiệu quả nhất.
LIÊN HỆ VỚI #ISC_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ KHÓA HỌC VÀ CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN
Hà Nội: Ms.Lan Anh
#Hotline: 0824 647 279
#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net
#Website: https://iscvietnam.net
#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649
#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/
Hồ Chí Minh: Ms.Vân Phạm
#Hotline: 0933 09 6426
#Email: van.pham@iscvietnam.net
Đà Nẵng: Ms.Thảo Đỗ
#Hotline: 0707 185165
#Email: thao.do@iscvietnam.net
Văn Phòng ISC Việt Nam
➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh