Xác minh Dấu chân Carbon Doanh nghiệp – ISO 14064-1 (GHG Protocol, PAS 2060)
"Xác minh Dấu chân Carbon Doanh nghiệp – ISO 14064-1 (GHG Protocol, PAS 2060)"Việc xác minh dấu chân carbon ở cấp tổ chức có thể giúp các tổ chức xác định các lĩnh vực cần cải thiện, giảm phát thải khí nhà kính và thể hiện cam kết của họ đối với sự bền vững môi trường. Quá trình xác minh mang lại sự đảm bảo rằng lượng phát thải khí nhà kính và lượng khí thải carbon của tổ chức đã được đo lường và báo cáo chính xác và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Xác minh...
CHỨNG NHẬN XÁC MINH PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, khoảng 3000 cơ sở nằm trong danh mục hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình phải có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định, nhằm nâng cao hình ảnh...
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, khoảng 3000 cơ sở nằm trong danh mục hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình phải có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định, nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ quốc gia.
Các cơ sở phát thải khí nhà kính nằm trong danh mục quy định tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện.
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trong nhiệt độ, mức nước biển, mô hình mưa và tuyết, và các yếu tố khí hậu khác. Việc biến đổi khí hậu thường được gắn liền với hoạt động của con người, đặc biệt là việc phát thải khí nhà kính (như carbon dioxide và metan) từ các hoạt động như đốt nhiên liệu hóa thạch, chăn nuôi gia súc, và một số quá trình công nghiệp. Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nâng mực nước biển, hiện tượng nóng lên toàn cầu, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và thảm họa thiên nhiên.
Theo Liên Hợp Quốc, hiện nay có hơn 130 quốc gia hiện đã đặt ra hoặc đang xem xét mục tiêu giảm lượng khí thải xuống mức 0% vào năm 2050.
Việt Nam là một trong những nước đã quyết tâm thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị COP26 của Liên hiệp quốc năm 2021, Việt Nam cam kết Net Zero vào năm 2050 đã trở thành một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước đầu xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững. Với các doanh nghiệp, việc tham gia vào cuộc hành trình Net Zero được xem là thách thức đồng thời cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nắm bắt được xu hướng chuyển đổi xanh cả trong và ngoài nước.