TIÊU CHUẨN RTRS - SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH CÓ TRÁCH NHIỆM
Tiêu chuẩn Sản xuất đậu nành có trách nhiệm RTRS là Hệ thống chứng nhận tự nguyện dựa trên các tiêu chuẩn sản xuất bền vững để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, chế biến, kinh doanh và sử dụng đậu nành có trách nhiệm trên thị trường toàn cầu.
RTRS là Hiệp hội Bàn tròn về Đậu nành có Trách nhiệm (The Round Table on Responsible Soy), một tổ chức đa bên toàn cầu được thành lập vào năm 2006 tại Thụy Sĩ với hơn 160 thành viên. Mục tiêu của RTRS là thúc đẩy sản xuất, buôn bán và sử dụng đậu nành có trách nhiệm thông qua sự hợp tác với các bên có liên quan đến chuỗi giá trị đậu nành từ sản xuất đến tiêu dùng, bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán lẻ, tổ chức tài chính, xã hội dân sự với các tổ chức hữu quan bằng cách:
- thiết lập nền tảng toàn cầu cho đối thoại nhiều bên liên quan về đậu nành có trách nhiệm.
- áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận toàn cầu để xác minh khi thực hiện.
Đến nay tổ chức RTRS đã có hơn 210 thành viên, năm 2024 sản xuất hơn 7,5 triệu tấn đậu nành và 6,6 triệu tấn sản phẩm chế biến từ đậu nành được cấp chứng nhận RTRS.
NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN RTRS
Bộ Tiêu chuẩn sản xuất đậu nành có trách nhiệm, bao gồm các nội dung chủ yếu về:
- Quyền của người lao động
- Quyền sở hữu đất đai
- Tôn trọng sử dụng đất truyền thống và quy mô nhỏ
- Phúc lợi của người dân địa phương
- Bảo vệ đa dạng sinh học
- Sử dụng nước , độ phì nhiêu của đất
- Sử dụng thuốc trừ sâu
- Tác động đến cơ sở hạ tầng.
- Bàn tròn về đậu nành có trách nhiệm phản ánh kỳ vọng thay đổi của các bên liên quan và khách hàng của các bên tham gia.
NĂM NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN RTRS
Tiêu chuẩn RTRS đưa ra 5 nguyên tắc chính, bao gồm 21 tiêu chí và 108 chỉ số tuân thủ bắt buộc:
◾Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh tốt
◾Nguyên tắc 2: Điều kiện lao động có trách nhiệm
◾Nguyên tắc 3: Quan hệ cộng đồng có trách nhiệm
◾Nguyên tắc 4: Trách nhiệm với môi trường
◾Nguyên tắc 5: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo không phá rừng và không chuyển đổi sản xuất đậu nành.
TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH CÓ TRÁCH NHIỆM
Các nhà sản xuất đậu nành lớn và nhỏ đều có thể đạt được chứng nhận RTRS khi đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn sản xuất đậu nành có trách nhiệm theo phiên bản mới nhất là 4.0. Để phù hợp với các nhà sản xuất nhỏ hơn, các thủ tục được đưa ra cho phép chứng nhận theo nhóm để giảm chi phí. Tiêu chuẩn RTRS 4.0 về sản xuất đậu nành có trách nhiệm là một chương trình chứng nhận toàn diện có hiệu lực trong 5 năm với các cuộc kiểm tra giám sát bắt buộc hàng năm.
Chứng nhận Nhiên liệu sinh học cho nhà sản xuất đậu nành:
Các nhà sản xuất sau khi được chứng nhận theo Tiêu chuẩn RTRS 4.0 có khả năng được chứng nhận Nhiên liệu sinh học cho nhà sản xuất nếu tuân thủ các yêu cầu được thiết lập trong EU RED để tiếp cận thị trường nhiên liệu sinh học châu Âu và được được Ủy ban Châu Âu cấp dấu - Chỉ thị Năng lượng Tái tạo.
Chứng nhận đậu nành không biến đổi gen (Non-GMO) cho nhà sản xuất:
Kể từ năm 2011 RTRS cung cấp chứng nhận đậu nành không biến đổi gen cho các nhà sản xuất đạt Tiêu chuẩn RTRS và tuân thủ Mô-đun tùy chọn II của Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm RTRS đối với đậu nành không biến đổi gen.
Đồng thời, kể từ năm 2018, các nhà sản xuất được chứng nhận RTRS có thể tiếp cận Tín dụng RTRS không biến đổi gen. Mô hình này cho phép thị trường hỗ trợ sản xuất đậu nành không biến đổi gen thông qua việc mua các khoản tín dụng không biến đổi gen RTRS.
TIÊU CHUẨN SẢN XUẤT ĐẬU NÀNH CÓ TRÁCH NHIỆM
Các nhà sản xuất đậu nành lớn và nhỏ đều có thể đạt được chứng nhận RTRS khi đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn sản xuất đậu nành có trách nhiệm theo phiên bản mới nhất là 4.0. Để phù hợp với các nhà sản xuất nhỏ hơn, các thủ tục được đưa ra cho phép chứng nhận theo nhóm để giảm chi phí. Tiêu chuẩn RTRS 4.0 về sản xuất đậu nành có trách nhiệm là một chương trình chứng nhận toàn diện có hiệu lực trong 5 năm với các cuộc kiểm tra giám sát bắt buộc hàng năm.
Chứng nhận Nhiên liệu sinh học cho nhà sản xuất đậu nành:
Các nhà sản xuất sau khi được chứng nhận theo Tiêu chuẩn RTRS 4.0 có khả năng được chứng nhận Nhiên liệu sinh học cho nhà sản xuất nếu tuân thủ các yêu cầu được thiết lập trong EU RED để tiếp cận thị trường nhiên liệu sinh học châu Âu và được được Ủy ban Châu Âu cấp dấu - Chỉ thị Năng lượng Tái tạo.
Chứng nhận đậu nành không biến đổi gen (Non-GMO) cho nhà sản xuất:
Kể từ năm 2011 RTRS cung cấp chứng nhận đậu nành không biến đổi gen cho các nhà sản xuất đạt Tiêu chuẩn RTRS và tuân thủ Mô-đun tùy chọn II của Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm RTRS đối với đậu nành không biến đổi gen.
Đồng thời, kể từ năm 2018, các nhà sản xuất được chứng nhận RTRS có thể tiếp cận Tín dụng RTRS không biến đổi gen. Mô hình này cho phép thị trường hỗ trợ sản xuất đậu nành không biến đổi gen thông qua việc mua các khoản tín dụng không biến đổi gen RTRS.
TIÊU CHUẨN CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM CỦA RTRS
Các tổ chức khác tham gia vào chuỗi cung ứng đậu nành nếu đủ điều kiện sẽ được Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm RTRS để đảm bảo với người mua rằng họ đang mua các sản phẩm được sản xuất từ các phương pháp thực hành đậu nành có trách nhiệm.
Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm của RTRS bao gồm yêu cầu đối với các hệ thống truy xuất nguồn gốc khác nhau mà một tổ chức có thể triển khai để duy trì kiểm soát hàng tồn kho nguyên liệu được chứng nhận RTRS, đậu nành hoặc sản phẩm phụ từ đậu nành. Nó có thể được áp dụng trên toàn bộ chuỗi cung ứng và là bắt buộc đối với các tổ chức muốn nhận, xử lý và kinh doanh đậu nành RTRS.
Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm RTRS phiên bản mới nhất là 3.0 được ban hành ngày 13/1/2025 và có hiệu lực từ 1/6/2025. Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm RTRS có hiệu lực trong 5 năm với các cuộc kiểm tra giám sát bắt buộc hàng năm.
Cấu trúc của Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm của RTRS 3.0 được phân chia theo nhiều mô đun ứng với những nhiệm vụ & mục đích cụ thể mà tổ chức tham gia và đáp ứng trong chuỗi gồm :
Mô-đun A: Chuỗi cân bằng khối lượng.
Mô đun Cân bằng khối lượng của Chuỗi hành trình RTRS cho phép các nhà khai thác duy trì các hệ thống kế toán riêng biệt, qua đó họ đảm bảo rằng khối lượng đậu nành hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành đã chứng nhận RTRS được giao tương ứng với nhau với khối lượng đậu nành được chứng nhận RTRS hoặc các sản phẩm có nguồn gốc nhập vào doanh nghiệp của họ.
Mô-đun B - Chuỗi Phân tách sản phẩm.
Với chứng nhận này, các nhà khai thác có thể đảm bảo rằng đậu nành từ một hoặc nhiều cơ sở được chứng nhận RTRS được tách biệt về mặt vật lý với các nguồn đậu nành không được chứng nhận RTRS khác trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Các mô đun tùy chọn: Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc một vài mô đun tùy chọn tương ứng dưới đây để áp dụng bao gồm:
Mô đun Tùy chọn I - Chuỗi nhiều địa điểm:
Khi áp dụng mô đun này, chỉ cần một chứng chỉ Chuỗi RTRS duy nhất trong hệ thống chứng nhận nhưng được cấp cho nhiều địa điểm cùng được kiểm soát của cùng một tổ chức.
Mô đun Tùy chọn II - Chuỗi không biến đổi gen (non GMO):
Tổ chức phải đảm bảo rằng vật liệu được chứng nhận non GMO RTRS cung cấp cho khách hàng đã được phân tách khỏi các sản phẩm bến đổi gen (GMO) và không bị trộn lẫn với các sản phẩm đó ở tất cả các công đoạn kiểm soát của họ (ví dụ trong quá trình lưu trữ, chế biến và vận chuyển… ).
Mô đun Tùy chọn III - Chuỗi cân bằng nguyên liệu quốc gia:
Mo đun này cho phép hạch toán tập trung đậu nành sản xuất bền vững hoặc đậu nành không biến đổi gen, các chất dẫn xuất từ đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành trên một số địa điểm sản xuất thực tế trong một hệ thống kế toán duy nhất (đầu vào và đầu ra của dữ liệu RTRS từ các trang web được chứng nhận khác nhau). Mô-đun này sẽ được sử dụng khi một tổ chức điều hành một số trang trại có khả năng lưu giữ, cơ sở chế biến, kho bãi v.v. trong một quốc gia nhất định.
Mô đun Tùy chọn IV - Chuỗi kết hợp với quy định không phá rừng EUDR:
Mô đun này áp dụng với tất cả các sản phẩm đậu nành và sản phẩm được cung cấp từ đậu nành là không phá rừng, không gây suy thoái rừng và được sản xuất tuân thủ quy định pháp luật liên quan của quốc gia sở tại.
LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN RTRS
- Đây là công cụ quản lý và chiến lược bền vững được công nhận và áp dụng trên toàn thế giới.
- Áp dụng cho việc sản xuất đậu nành và ngô phục vụ nhiều mục đích: làm thực phẩm cho con người, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học.
- Áp dụng cho các nhà sản xuất thuộc mọi loại hình và quy mô: chứng nhận cá nhân hoặc nhóm.
- Là giải pháp cho mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu: thị trường cam kết thực hiện chuỗi cung ứng có trách nhiệm.
- Là công cụ đáng tin cậy đảm bảo tính minh bạch của quy trình: một hệ thống xác minh và chứng nhận chặt chẽ và mạnh mẽ. Việc đánh giá được các Tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện sau đó được kiểm tra bởi các Tổ chức công nhận quốc tế.
- Đảm bảo đậu nành được sản xuất theo quy trình phù hợp với môi trường, phù hợp với xã hội và khả thi về mặt kinh tế, không phá rừng và không chuyển đổi đất nông nghiệp.
Tình hình sản xuất, chế biến đậu nành tại Việt Nam:
Theo thông tin từ hội thảo "Phát triển cây đậu tương theo chuỗi giá trị sản xuất" do Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 6/1/2024. Do hiệu quả sản xuất đậu tương thấp hơn nhiều so với các cây trồng khác nên diện tích trồng đậu tương ở nước ta từ hơn 200 nghìn ha năm 2010 đến nay đã giảm chỉ còn 20 nghìn ha/năm, năng suất đạt từ 1,5 đến 1,62 ha tấn/ha. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 1,5-2 triệu tấn hạt đậu tương, phần lớn là giống biến đổi gen, trong số đó 80% sử dụng cho ép dầu, 5% để sản xuất thức chăn chăn nuôi và 15% làm thực phẩm cho người. Qua 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập 1,85 triệu tấn đậu tương, tốn khoảng 953 triệu USD.
Để sản xuất và chế biến đậu tương hiệu quả, các doanh nghiệp rất cần hiểu rõ và áp dụng bộ Tiêu chuẩn RTRS. Nếu công ty của bạn có nhu cầu tìm hiểu và áp dụng Tiêu chuẩn RTRS hãy liên hệ ngay với ISC Việt Nam, chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trong quá trình áp dụng và đạt tới chứng nhận RTRS nhanh chóng, hiệu quả nhất.
LIÊN HỆ VỚI #ISC_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ KHÓA HỌC VÀ CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN
Hà Nội: Ms.Lan Anh
#Hotline: 0824 647 279
#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net
#Website: https://iscvietnam.net
#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649
#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/
Hồ Chí Minh: Ms.Vân Phạm
#Hotline: 0933 09 6426
#Email: van.pham@iscvietnam.net
Đà Nẵng: Ms.Thảo Đỗ
#Hotline: 0707 185165
#Email: thao.do@iscvietnam.net
Văn Phòng ISC Việt Nam
➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh