Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu - Global Organic Textile Standard (GOTS ) là tiêu chuẩn xử lý dệt may toàn thế giới đối với sợi hữu cơ, bao gồm các tiêu chí sinh thái và xã hội, được hỗ trợ bởi chứng nhận độc lập của toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may. Tiêu chuẩn GOTS được phát triển bởi sự hợp tác quốc tế giữa bốn tổ chức hàng đầu là: Hiệp hội quốc tế công nghiệp vải tự nhiên (International Association of Natural Textile Industry - IVN) có trụ sở tại Đức; Hiệp hội thương mại hữu cơ (Organic Trade Association - OTA) Hoa Kỳ; Hiệp hội đất đai (Soil Association - SA) ở Vương quốc Anh; Hiệp hội Bông Hữu cơ Nhật Bản (Japan Organic Cotton Association -JOCA) Nhật Bản.
Mục tiêu của GOTS là xác định các yêu cầu được công nhận trên toàn thế giới nhằm đảm bảo tình trạng hữu cơ của hàng dệt may, từ thu hoạch nguyên liệu thô, thông qua sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho đến ghi nhãn nhằm đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng cuối cùng. Các nhà chế biến và sản xuất dệt may được phép xuất khẩu vải hữu cơ và hàng may mặc với một loại chứng nhận được chấp nhận ở tất cả các thị trường lớn.
Tiêu chí của tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu GOTS:
Các tổ chức sáng lập đồng thuận và thống nhất rằng Tiêu chuẩn GOTS chỉ tập trung vào các tiêu chí bắt buộc, bao gồm việc xử lý, sản xuất, đóng gói, dán nhãn, kinh doanh và phân phối tất cả hàng dệt được làm từ ít nhất 70% sợi tự nhiên hữu cơ được chứng nhận. Các sản phẩm cuối cùng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở các sản phẩm sợi, vải, quần áo và hàng dệt gia dụng. Tiêu chuẩn này không đặt tiêu chí cho các sản phẩm làm từ chất liệu da.
Hiện nay, Tiêu chuẩn GOTS phiên bản mới nhất là 7.0 được công bố tháng 3 năm 2023, có hiệu lực và là tiêu chuẩn bắt buộc cho tất cả các tổ chức được chứng nhận từ ngày 01/3/2024.
CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN GOTS 7.0
Ngoài một số nội dung thường thấy như Mục đích, Phạm vi và Cấu trúc, Danh mục và giải thích các từ viết tắt, 14 bảng tra cứu những quy định cụ thể; Tiêu chuẩn GOTS phiên bản 7.0 có những nội dung chủ yếu như sau:
A. CHUỖI CUNG ỨNG GOTS, KHẢ NĂNG TRUY XUẤT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG;
B. YÊU CẦU ĐẦU VÀO VẬT LIỆU;
C. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUẢN TRỊ;
D. TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT SẢN PHẨM;
E. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT.
Cấu trúc của Tiêu chuẩn GOTS 7.0 đã được tổ chức lại để phù hợp với các tiêu chuẩn mới của ISO, thân thiện với người dùng. Phần giải thích thuật ngữ được bổ sung, tăng mức độ rõ ràng và dễ sử dụng.
A. CHUỖI CUNG ỨNG GOTS, KHẢ NĂNG TRUY XUẤT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG.
1. Sợi hữu cơ được phép.
Sợi hữu cơ được chấp thuận là sợi tự nhiên được chứng nhận 'Hữu cơ' hoặc 'Hữu cơ đang chuyển đổi' theo các tiêu chuẩn được chấp thuận trong Nhóm tiêu chuẩn IFOAM (sản xuất cây trồng hoặc động vật), bao gồm: Quy định (EU) 2018/848, Chương trình hữu cơ quốc gia (NOP) của USDA, Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ (NPOP) của APEDA, Tiêu chuẩn hữu cơ Trung Quốc GB/T19630.
Một tổ chức chứng nhận được công nhận sản xuất sợi hữu cơ phải có chứng nhận hợp lệ và được công nhận từ tổ chức chứng nhận (chứng nhận ISO 17065, chứng nhận NOP và chứng nhận IFOAM).
Không được sử dụng bất kỳ loại sợi nào có nguồn gốc từ các dự án sản xuất vi phạm các chuẩn mực lao động của ILO (trong phạm vi liên quan đến nông nghiệp) hoặc các nguyên tắc phúc lợi động vật hoặc hành vi chiếm đoạt đất đai liên tục. Cần đảm bảo các dự án sản xuất này tuân thủ Tiêu chí xã hội và nhân quyền của GOTS.
2. Chứng nhận và Đánh giá.
Việc chứng nhận GOTS sẽ dựa trên chu kỳ kiểm tra hàng năm tại chỗ, bao gồm cả các cuộc kiểm tra bổ sung không báo trước dựa trên đánh giá mức rủi ro của các hoạt động cụ thể.
Giấy chứng nhận phạm vi: các đơn vị chế biến, sản xuất, thương nhân và nhà bán lẻ đã chứng minh được khả năng tuân thủ các tiêu chí GOTS có liên quan trong quy trình chứng nhận tương ứng với Bên chứng nhận được phê duyệt sẽ được cấp Giấy chứng nhận phạm vi GOTS (SC). Giấy này do Tổ chức chứng nhận phê duyệt cấp cho toàn bộ số lượng Hàng hóa GOTS theo Chính sách Cấp mà tổ chức hay thực thể giao dịch đã mua.
3. Dấu hiệu GOTS và Điều kiện ghi nhãn:
Các sản pháp đạt chứng nhận GOTS ngoài việc được sử dụng Logo làm dấu hiệu nhận biết còn cần áp dụng một trong hai loại nhãn sau:
Nhãn "Hữu cơ" hoặc "Hữu cơ đang chuyển đổi" với các sản phẩm chứa không ít hơn 95% (≥95%) hàm lượng sợi của sản phẩm (không bao gồm Phụ kiện).
Nhãn "Làm bằng (x%) vật liệu hữu cơ" hoặc "Làm bằng (x%) vật liệu đang chuyển đổi hữu cơ", cho sản phẩm chứa không ít hơn 70% (≥70%) hàm lượng sợi của sản phẩm (không bao gồm Phụ kiện).
B. YÊU CẦU ĐẦU VÀO VẬT LIỆU
Phần này đưa ra các tiêu chí, yêu cầu cụ thể và chi tiết cho các loại sợi vật liệu đầu vào để sản phẩm được chứng nhận hữu cơ: Vật liệu Sợi bổ sung, Sợi thực vật hoặc động vật tự nhiên, sợi tái sinh, Sợi tổng hợp (polyme) và Sợ tái chế; Sợi thép không gỉ và sợi khoáng… cũng như các Phụ kiện được phép và bị cấm. Kèm theo là các bảng yêu cầu chi tiết.
C. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ QUẢN TRỊ.
1. Quy trình quản lý thẩm định
Một tổ chức muốn được chứng nhận GOTS phải tham gia vào hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và tuân theo khuôn khổ sáu bước sau đây khi tiến hành quy trình thẩm định:
- Phải lồng ghép quy trình thẩm định của mình vào các chính sách và hệ thống quản lý của mình;
- Phải xác định các tác động tiêu cực thực tế hoặc tiềm ẩn liên quan đến hoạt động của Thực thể được chứng nhận;
- Phải chấm dứt, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực;
- Phải theo dõi việc thực hiện và kết quả;
- Phải thông báo cách giải quyết các tác động;
- Phải cho phép khắc phục khi thích hợp.
2. Tiêu chí đầu vào hóa chất.
Một tổ chức được chứng nhận chỉ được sử dụng các hóa chất đã được đánh giá, phê duyệt và được liệt kê rõ ràng trong Danh mục GOTS và phải có bản sao của Thư chấp thuận hợp lệ và các tài liệu Bảng dữ liệu an toàn trong Sổ tay liệt kê tất cả các chế phẩm mà họ đang sử dụng trong quá trình xử lý và sản xuất Hàng hóa GOTS làm bằng chứng xác minh rằng tất cả các chất tạo màu và chất trợ dệt được sử dụng cho Hàng hóa GOTS đều được phê duyệt.
Tất cả các hóa chất đầu vào (Chất và Chế phẩm) dự định sử dụng phải trải qua quy trình đánh giá phê duyệt trước khi đưa vào sản xuất Hàng hóa GOTS.
Tất cả các hóa chất đầu vào bị cấm hoặc hạn chế theo GOTS được liệt kê trong Bảng số 3: Hóa chất bị cấm và hạn chế.
Tiêu chuẩn GOTS cũng đưa ra các yêu cầu liên quan đến nguy hiểm và độc tính của đầu vào hóa chất, hướng dẫn quản lý sản phẩm đầu vào hóa chất (Bảng 4 & bảng 5).
3. Quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho nhà cung cấp/nhà phân phối hóa chất.
Tổ chức phải đưa ra Chính sách quản lý môi trường, Quản lý nước thải và đảm bảo An toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO. Người pha chế hóa chất và Nhà thầu phụ hóa chất (nếu có) cũng sẽ phải trải qua quá trình kiểm toán tại chỗ về hệ thống quản lý môi trường và an toàn tại cơ sở sản xuất của họ.
Tổ chức chứng nhận sẽ Kiểm tra tại chỗ khi đánh giá Đầu vào hóa chất để cấp và/hoặc gia hạn Thư chấp thuận. Nó có hiệu lực trong tối đa 3 năm hoặc cho đến khi một phiên bản Tiêu chuẩn mới có hiệu lực, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Chính sách quản lý môi trường: Tổ chức được Chứng nhận phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý về môi trường của quốc gia và địa phương áp dụng cho Tiêu chuẩn GOTS 7.0 theo yêu cầu từ trang 23 đến trang 48 với các giai đoạn chế biến/sản xuất (bao gồm cả các giai đoạn liên quan đến phát thải khí nhà kính, xả nước thải cũng như xử lý chất thải và bùn thải).
Quản lý nước thải: Tổ chức phải đáp ứng được các yêu cầu pháp lý quốc gia và địa phương hiện hành đối với xử lý nước thải, bao gồm các giá trị giới hạn liên quan đến độ pH, nhiệt độ, TOC, BOD, COD, loại bỏ màu, cặn của các chất ô nhiễm (hóa học) và các tuyến xả thải. Nước thải xả ra môi trường không được vượt quá 20 g COD/kg hàng dệt đã qua xử lý (đầu ra). Đối với len nhờn, áp dụng giới hạn ngoại lệ là 45 g COD/kg. Xử lý nước thải từ quá trình ngâm sợi libe trong nước phải đạt được mức giảm COD (hoặc TOC) ít nhất là 95% đối với sợi gai dầu và 75% đối với tất cả các loại sợi libe khác. Trường hợp không xác định được giới hạn pháp lý về độ pH và nhiệt độ đối với nước thải xả ra mặt nước, nước thải phải có độ pH từ 6 đến 9 (trừ khi độ pH của nước tiếp nhận nằm ngoài phạm vi này) và nhiệt độ dưới 35 °C (trừ khi nhiệt độ của nước tiếp nhận cao hơn giá trị này).
4. Tiêu chuẩn xã hội và nhân quyền
Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội đã được làm rõ và củng cố, phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn GOTS 7.0 yêu cầu các tổ chức được chứng nhận sử dụng người lao động trong tất cả các giai đoạn chế biến, sản xuất, đóng gói, dán nhãn, giao dịch, lưu kho và phân phối tất cả các loại hàng dệt may phải đáp ứng:
- Không được sử dụng lao động cưỡng bức. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực trong các hoạt động tuyển dụng và việc làm;
- Không được sử dụng lao động trẻ em, bất kể giới tính;
- Thực hiện bình đẳng giới thông qua các thủ tục và hoạt động tuyển dụng, thăng chức và khen thưởng…được công bằng, bình đẳng và minh bạch;
- Người lao động được tự do lập hội và thương lượng tập thể;
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh cho người lao động;
- Tiền lương và phúc lợi được trả cho người lao động đảm bảo đủ sống;
- Giờ làm việc phải tuân thủ luật pháp quốc gia, các thỏa thuận thương lượng tập thể và theo chuẩn chuẩn mực của ngành;
- Phải đối xử bình đẳng với lao động di cư so với lao động địa phương. Đối xử bình đẳng giữa người làm việc tại nhà và người lao động làm việc tại cơ sở.
D. TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT SẢN PHẨM.
Các tổ chức được chứng nhận GOTS cần có một tài liệu là 'Sổ tay chất lượng sản phẩm' cho Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Sổ tay đó phải được cung cấp cho nhân viên và người lao động có liên quan. Hệ thống này sẽ đảm bảo rằng Hàng hóa GOTS luôn đáp ứng các thông số chất lượng kỹ thuật và giới hạn dư lượng được đặt ra trong GOTS và Sổ tay đã triển khai.
E. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT.
Với các sản phẩm đặc biệt như: Polyme siêu hấp thụ (SAP), Màng chắn, Băng vệ sinh, Thuốc nhuộm, Chất làm sáng quang học, hương liệu, sữa dưỡng và chất bôi trơn … GOTS 7.0 sẽ hướng dẫn phân loại theo nhóm để quản lý.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Ngày nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, với mạng lưới rộng lớn hơn 6.000 doanh nghiệp bao gồm từ sản xuất sợi, dệt, nhuộm đến may mặc hoàn chỉnh. Sản phẩm may được xuất sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt kim ngạch hơn 44 tỷ USD (năm 2023). Các thị trường chính của dệt may Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó Hoa Kỳ chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Tuy nhiên các thị trường lớn ngày càng yêu cầu cao về sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững và tuân thủ quy định nghiêm ngặt về môi trường. Đồng thời còn có sự cạnh tranh từ các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, và Campuchia đang đặt ra thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Việc áp dụng tiêu chuẩn GOTS trở thành nhu cầu bất buộc với hầu hết các doanh nghiệp dệt may.
Chương trình tư vấn, chứng nhận tiêu chuẩn GOTS của ISC Việt Nam chúng tôi có thể thực hiện nhiều bước kết hợp để tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng của mình. Kết quả là doanh nghiệp của bạn sẽ sớm trở thành người tiên phong trong mắt các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và nhiều thuận lợi nữa khi giao dịch với khách hàng cùng các bên liên quan. Hãy liên hệ ngay với ISC Việt Nam khi có nhu cầu áp dụng GOTS 7.0 bạn nhé.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí
Hà Nội: Ms.Lan Anh
#Hotline: 0824 647 279
#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net
#Website: https://iscvietnam.net
#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649
#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/
Hồ Chí Minh: Ms.Vân Phạm
#Hotline: 0933 09 6426
#Email: van.pham@iscvietnam.net
Đà Nẵng: Ms.Thảo Đỗ
#Hotline: 0707 185165
#Email: thao.do@iscvietnam.net
Văn Phòng ISC Việt Nam
➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh