TƯ VẤN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MSC ĐỂ SẢN XUẤT THỦY SẢN AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG.

ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN MSC
ĐỂ SẢN XUẤT
THỦY SẢN AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG.

Ngày nay con người không chỉ khai thác quá mức tài nguyên trên đất, trên rừng mà những nguồn lợi từ biển cả, nhất là thủy sản cũng đang bị đánh bắt bừa bãi tới mức cạn kiệt. Để có thể kiểm soát và quản lý tài nguyên biển trên toàn cầu một cách hiệu quả, Hội đồng quản lý biển - Marine Stewardship Council - đã cho ra đời tiêu chuẩn MSC. Tiêu chuẩn này khuyến khích khai thác biển hợp lý, thực hiện hành nghề cá có trách nhiệm. Tiêu chuẩn đưa ra các giải pháp thị trường dài hạn giúp người hoạt động nghề cá vừa có thể đạt được mục tiêu thương mại vừa có thể bảo vệ môi trường biển thông qua việc đánh hải sản bền vững. Từ đó MSC cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm thủy hải sản được đánh bắt theo theo tiêu chuẩn của MSC.
Hiện nay MSC là nhãn hiệu sinh thái biển nổi tiếng được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia. Số liệu thu thập đến cuối tháng 3 năm 2023 cho biết: 19%  sản lượng đánh bắt tự nhiên biển đã tham gia chương trình MSC (được chứng nhận, đang đánh giá, bị đình chỉ và đang chuyển đổi); 2.225 những cải tiến về nghề cá được chứng nhận của MSC, trong đó  95% hoạt động nghề cá được chứng nhận đã có những cải tiến trong thực tế.
 Với Việt Nam, MSC như tấm giấy thông hành để nghề cá VN hòa nhập và phát triển cùng thế giới.

 

 

Những lợi ích khi đạt chứng nhận MSC?

Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích khi đạt chứng nhận SMC như sau:

  • MSC giúp doanh nghiệp quản lý nghề cá quản lý hiệu quả hệ thống khai thác, tăng năng suất, và doanh thu..
  • Giúp doanh nghiệp giành được thị phần cao hơn, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Được khách hàng, đối tác tin tưởng, ủng hộ, từ đó, nâng cao hình ảnh, thương hiệu trên thị trường quốc tế
  • Tôn trọng và chấp hành đúng các quy định luật pháp biển được quốc tế đề ra, đảm bảo đánh bắt cá an toàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường biển.  

3 Nguyên tắc của tiêu chuẩn MSC

Nguyên tắc 1: Hoạt động đánh bắt cá được thực hiện theo cách thức không gây ra tình trạng quá mức hoặc gây cạn kiệt quần thể đối tượng khai thác. Nếu có sự suy giảm của quần thể đó thì phải tiến hành các phương pháp khôi phục kịp thời.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo được sự cân bằng của hệ sinh thái khu vực khai thác bao gồm đáy biển, rạn san hô, rừng ngập mặn,… Duy trì sự đa dạng của các loài phụ thuộc (là các loài sinh vật biển khác không trực tiếp bị khai thác nhưng có liên quan về mặt sinh thái đến các loài thủy sản được khai thác.)

Nguyên tắc 3: Hoạt động nghề cá phải được đặt trong khuôn khổ của một hệ thống quản lý hiệu quả, tôn trọng pháp luật và các tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế. Chính phủ và các tổ chức cần có những quy định và biện pháp cụ thể để quản lý nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

Các Bước Để Đạt Chứng Nhận MSC

Bước 1: Tham Gia Chương Trình Đánh Giá

Để đạt được chứng nhận MSC, các doanh nghiệp cần phải tham gia chương trình đánh giá của MSC. Chương trình này sẽ đánh giá các hoạt động đánh bắt cá và quản lý nguồn tài nguyên cá biển của doanh nghiệp, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn của MSC về đánh bắt cá bền vững.

Bước 2: Đáp Ứng Các Tiêu Chuẩn

Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của MSC về đánh bắt cá bền vững, đảm bảo rằng hoạt động của họ không gây hại cho môi trường biển và duy trì được các nguồn tài nguyên cá biển.

Bước 3: Kiểm Tra Sản Phẩm

Sau khi đạt được chứng nhận MSC, các sản phẩm hải sản của doanh nghiệp cần phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng được tuân thủ phương pháp đánh bắt cá bền vững theo tiêu chuẩn của MSC. Chứng nhận MSC là một trong những chứng nhận quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hải sản hiện nay (dù không phải là bắt buộc đối với các doanh nghiệp thủy hải sản).
Tuy nhiên để đạt được chứng nhận này, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của MSC về đánh bắt cá  bền vững và đảm bảo rằng sản phẩm của họ được kiểm tra và đánh giá đúng chuẩn. Mặc dù việc đạt chứng nhận MSC có thể tốn chi phí và thời gian, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hải sản.


Nếu doanh nghiệp của bạn cần áp dụng Tiêu chuẩn MSC, hãy liên hệ với ISC Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên chặng đường đạt tới Chứng nhận MSC nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

 

LIÊN HỆ #ISC_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ !

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0933 09 6426

#Email: van.pham@iscvietnam.net

Ms Lan Anh

#Hotline: 0824 647 279

#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net

#Website: https://iscvietnam.net

#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649

#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/

Văn Phòng ISC Việt Nam

➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

 

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image