DỊCH  VỤ TƯ VẤN CBAM – CHÌA KHÓA MỞ CỬA HỘI NHẬP

Vào tháng 5 năm 2023, sau gần hai năm tiến hành lập pháp, Hội đồng Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cùng thời điểm này, biểu giá carbon của EU cũng chính thức có hiệu lực và giai đoạn chuyển tiếp của nó đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2023. Các điều khoản liên quan theo đó cũng được thực hiện.

Trong giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 12 năm 2025, các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản phí nào. Tuy nhiên, sau khi được vận hành chính thức dự kiến từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, nhà nhập khẩu sẽ phải mua chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên hạn ngạch miễn phí ETS và phần trăm CBAM.

CBAM là gì?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) là một chính sách do Liên minh châu Âu đề xuất, còn được gọi là "thuế carbon". CBAM là công cụ chính sách đầu tiên trên thế giới áp dụng chính sách thương mại để giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon, nhằm mục đích đưa mức giá phải trả cho cùng một lượng khí thải carbon trong và ngoài EU gần như bằng nhau.

Hiện tại, CBAM áp dụng cho sáu ngành công nghiệp cơ bản bao gồm: thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và hydro. Theo quy định, miễn là giá carbon của cơ sở sản xuất thấp hơn giá carbon của EU, sau khi được nhập khẩu vào lãnh thổ EU, phải mua giấy chứng nhận CBAM để bù đắp phần chênh lệch này. Do đó, bản chất của CBAM là thiết lập cơ chế định giá carbon ảo cho các sản phẩm nhập khẩu, nhằm ngăn chặn "rò rỉ carbon" và đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải chịu chi phí carbon tương đương với các sản phẩm sản xuất trong EU.

CBAM được báo cáo như thế nào?

Nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM cần đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Đơn vị nhập khẩu sẽ phải nộp báo cáo CBAM gồm các thông tin sau:

+ Số lượng của từng loại hàng hóa theo đơn vị tấn hoặc MWh.

+ Tổng lượng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại.

+ Bất kỳ giá/ thuế carbon phải trả ở nước xuất xứ đối với lượng phát thải tích hợp trong hàng hóa nhập khẩu, có tính đến các khoản hoàn thuế (nếu có).

Theo quy định của CBAM hiện nay, trong giai đoạn chuyển tiếp, các mặt hàng hiện đang áp dụng cơ chế này chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Tuy nhiên, cuối năm 2025, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ đánh giá lại về hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.

Trong giai đoạn vận hành từ 2026-2034, các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ phải mua chứng chỉ CBAM. Trước ngày 31/5 hàng năm, nhà nhập khẩu EU phải khai báo về số lượng hàng hóa và lượng phát thải tích hợp trong những hàng hóa được nhập khẩu của năm trước. Đồng thời, nhà nhập khẩu nộp lại số lượng chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải khí nhà kính có trong sản phẩm. Trong giai đoạn này, EU sẽ dần dần loại bỏ việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có thể mua chứng nhận CBAM từ cơ quan có thẩm quyền được chỉ định ở nước sở tại thuộc thành viên liên minh EU và giá của chứng nhận này sẽ căn cứ vào giá trung bình theo tuần của Bảng Giá phát thải EU ETS (hiện nay đang ở mức 80-100 EUR/tấn CO2 tương đương).

Từ năm 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ, các nhà máy, doanh nghiệp sẽ không còn được cấp hạn ngạch phát thải CO2 miễn phí và phải nộp 100% phí CBAM.

Doanh nghiệp chuẩn bị như thế nào cho CBAM?

Các doanh nghiệp đang thực hiện nhiều biện pháp để chuẩn bị cho CBAM, nhằm giảm thiểu tác động và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường EU như đánh giá lượng khí thải, đầu tư vào công nghệ xanh, tăng cường năng lực nội bộ, điều chỉnh chuỗi cung ứng, đồng thời tích cực tham gia vào các cuộc hội thảo và hợp tác quốc tế, để khẳng định quyết tâm hội nhập thị trường quốc tế.

Về đánh giá lượng khí thải, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đo lường và báo cáo lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất, đồng thời cải thiện hệ thống quản lý môi trường.

Về đầu tư vào công nghệ xanh, các công ty đang chuyển dần sang sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, như năng lượng tái tạo và quy trình sản xuất ít phát thải.

Về tăng cường năng lực nội bộ, doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên về CBAM và các yêu cầu liên quan, đồng thời hợp tác với các chuyên gia tư vấn để đảm bảo tuân thủ.

Về điều chỉnh chuỗi cung ứng, một số công ty đang làm việc với các nhà cung cấp để giảm lượng khí thải từ nguyên liệu đầu vào, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của CBAM.

Về tham gia hội thảo và hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp tích cực tham gia các hội thảo và chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế để cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về CBAM.

ISC cung cấp dịch vụ tư vấn CBAM cần thiết cho doanh nghiệp.

CBAM có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn theo nhiều cách, đặc biệt nếu bạn xuất khẩu hàng hóa sang EU, và nếu doanh nghiệp của bạn xuất khẩu các sản phẩm như thép, xi măng, phân bón, nhôm, hydro hoặc điện năng, thì CBAM sẽ tác động trực tiếp đến chi phí và những luật định có liên quan khi xuất khẩu hàng hóa của bạn.

Thấu hiểu những thách thức cũng như cơ hội mà cơ chế CBAM đem đến cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU, ISC Việt Nam đã nghiên cứu, thiết kế và quy chuẩn hóa những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về CBAM, cụ thể như:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ CBAM, từ báo cáo lượng khí thải đến xây dựng kho phát thải GHG.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược và hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi CBAM, bao gồm cả việc quản lý báo cáo và xác minh khí thải.
  • Tư vấn chi tiết về CBAM, từ cách thức hoạt động đến các sản phẩm bị ảnh hưởng.

Với cam kết “Tận tâm phục vụ khách hàng”, chúng tôi mong muốn đem đến dịch vụ tốt nhất cho tất cả khách hàng và đối tác. Phương châm của chúng tôi là “Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả”. Mục đích của chúng tôi là hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước vững tiến trên hành trình phát triển bền vững, tạo ra những cơ hội mới từ thử thách để đạt được thành công.

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ

Hà Nội: Ms.Lan Anh

#Hotline: 0824 647 279

#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net

#Website: https://iscvietnam.net

#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649

#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/

Hồ Chí Minh: Ms.Vân Phạm

#Hotline: 0933 09 6426

#Email: van.pham@iscvietnam.net

Đà Nẵng: Ms.Thảo Đỗ

#Hotline: 0707 185165

#Email: thao.do@iscvietnam.net

Văn Phòng ISC Việt Nam

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image