NHỮNG ĐIỂU KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ CẦN BIẾT VỀ RỦI RO ESG VÀ BÁO CÁO

NHỮNG ĐIỂU KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ CẦN BIẾT VỀ RỦI RO ESG VÀ BÁO CÁO

Rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là điều không thể tránh khỏi đối với mọi doanh nghiệp. Nhưng cách thu thập, quản lý và báo cáo các vấn đề này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa một doanh nghiệp đã chuẩn bị hay chưa. Các doanh nghiệp phải tính đến những rủi ro này khi đưa ra quyết định về hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình. Kiểm toán ESG là một quy trình đánh giá các rủi ro về môi trường và xã hội của hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu của kiểm toán là xác định mọi rủi ro tiềm ẩn để có thể giải quyết trước khi chúng trở thành vấn đề trong tương lai.

Mỗi cuộc kiểm toán ESG cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tiếp cận của công ty đối với các vấn đề này. Việc tiến hành kiểm toán ESG cũng giúp các doanh nghiệp xem xét rủi ro chuỗi cung ứng, khả năng quản lý rủi ro và tính minh bạch với các cổ đông.

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. ESG là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.

XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG BÁO CÁO ESG

Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp là một khuôn khổ ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Nhiều tổ chức nhận ra việc thích ứng với các điều kiện kinh tế xã hội và môi trường thay đổi không chỉ tốt về mặt danh tiếng mà còn giúp doanh nghiệp xác định tốt hơn các lĩnh vực có rủi ro tiềm ẩn và cơ hội tăng tưởng.

ESG là một phần không thể tách rới trong cách bạn kinh doanh. Doanh nghiệp khẳng định rằng mặc dù việc triển khai khuôn khổ ESG là cần thiết, nhưng nó cũng có thể dẫn đến một doanh nghiệp bền vững hơn và tạo ra giá trị tốt hơn. Trong một ấn phẩm gần đây, McKinesey & Company đã nêu ESG liên kết với việc tạo ra giá trị theo năm cách quan trọng: tăng trưởng doanh thu hàng đầu, giảm chi phí, can thiệp pháp lý và quy định thấp hơn, tăng năng suất và quyết định đầu tư tốt hơn.

Do đó các kiểm toán viên nội bộ đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động ESG của tổ chức. Kiểm toán viên nội bộ có trách nhiệm nêu bật cả rủi ro mới nổi và rủi ro chưa được giảm thiểu hoặc giải quyết bởi tổ chức.

Khi doanh nghiệp tiến tới việc đưa ESG vào kế hoạch kiểm toán của doanh nghiệp, việc xem xét ESG như một phần trong đánh giả rủi ro của doanh nghiệp. Cách doanh nghiệp thực hiện điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cách doanh nghiệp tiếp cận ESG.

Nhìn chung,ESG mang đến một cơ hội thực sự để kiểm toán nội bộ tạo ra tác động. ESG được coi là cơ hội để kiểm toàn nội nâng cao vị thể như một cố vấn đáng tin cậy bằng cách sử dụng chuyên môn và ảnh hưởng để đảm bảo các doanh nghiệp đang xác định và giảm thiểu rui ro xung quanh lĩnh vực quan trọng này.

https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXd-nQB8K_yGZQjC90Pn5eFPO6CLTAyn4mQn69KeBbL7ubKH86bsG58_OfJ-fvTekIY9KLeLvcSy1YAm8-s0GqMgFufUed2AKuSOOXEHO-rrEmj8tTo2XEuqNMOz0-jRNXgfTARLAc8vKypNYJp1?key=-rrhMreuPgbLd6LhlYn6krAj

LẬP KẾ HOẠCH ESG CHO KIỂM TOÁN NỘI BỘ

ESG đang chuyển từ việc có là tốt sang cần phải có. Các doanh nghiệp không hiểu được rủi ro ESG và không cung cấp báo cáo ESG rõ ràng sẽ phải đối mặt với những hậu quả tiểm ẩn như tụt hậy so với đối thủ cạnh tranh và mất lòng tin của các bên liên quan. Trong khi đó các cơ quan quản lý đang tiến tới việc bắt buộc phải công bố ESG

Lập kế hoạch ESG cho kiểm toán nội bộ với ba bước đơn giản:

Bước 1: Xác định trách nhiệm

Bước đầu tiên trong việc tạo ra một kế hoạch kiểm toán kết hợp các yếu tố ESG là tìm ai chịu trách nhiệm cho việc gì và xem liệu có cần thay đổi vai trò nào không. Giams đốc điểu hành kiểm toán cho biết hội đồng quản trị thúc đẩy tập trung và tích hợp chiến lược và báo cáo ESG của doanh nghiệp.

Điều này có thể hiệu quả ở một số doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nhóm kiểm toán nội bộ của bạn có đủ khả năng để đảm nhận trách nhiệm này hoặc ít nhất là đảm nhận một vai trò lớn hơn những gì bạn đang xử lý. Hội đồng quản trị và ban giám đốc nên yêu cầu chức năng kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp tham gia vào các nổ lực ESG.

Các vấn đề ESG liên quan đến rất nhiều lĩnh vực kinh doanh nên điểu quan trọng là phải biết tìm đến ai để có thông tin đúng về rủi ro ESG và tuân thủ ESG. Việc xem xét các vai trò và trách nhiệm hiện tại có thể dẫn đến việc xác định các lỗ hổng, change hạn như nêu ban quản lý cấp cao quá taaos trung váo E và S của ESG mà bỏ qua góc độ quản trị.

Bước 2: Tìm hiểu các vấn đề về ESG

Việc xây dựng kiểm toán kết hợp các yếu tố ESG thường đòi hỏi các kiểm toán viên nội bộ phải hiểu rõ hơn về các vấn đề ESG. Điều đó không có nghĩa là mọi thành viên kiểm toán nội bộ đều phải là chuyên gia về mọi thứ liên quan đến ESG, nhưng ít nhất cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quan, tương tự như cách bạn có thể trau dòi kiến thức về an ninh mạnh để cung cấp bảo đảm CNTT tốt hơn.

Để làm như vậy, các kiểm toán viên nội bộ có thể chuyển sang nguồn nội bộ, như họp HR để thảo luận về các vấn đề hoặc các nhóm hoạt động để hiểu liệu lượng khí thải có được tính đến hay không và tính như thế nào. Bên ngoài các kiểm toán viên nội bộ có thể chuyển sang các báo cáo ngành, để xem xét các yếu tố ESG của doanh nghiệp khác hoặc thảo luận về các rủi ro về ESG với các kiểm toán viên bên ngoài.

Do tình hình phức tạp và nhiều nhánh của ESG các doanh nghiệp cũng có thể cần đưa thêm chuyên môn thông qua các thỏa thuận thuê hoặc tư vấn để hiểu rõ hơn về rủi ro ESG và nhu cầu tuân thủ ESG. Làm như vậy có thể giúp các tổ chức xác định dữ liệu ESG nào đã có sẵn và dữ liệu nào cần được tính toán.

Bước 3: Truyền đạt rủi ro ESG

Hiểu được rủi ro ESG chỉ là một phần của quy trình đối với các nhóm kiểm toán nội bộ. Bạn cũng cần có khả năng truyền đạt rủi ro ESG cho các bên liên quan như ban quản lý cấp cao. Về lâu dài mục tiêu của bạn có thể phát triển một báo cáo rủi ro ESG riêng, nhưng hiện tại có thể thực tế khi kết hợp báo cáo rủi ro ESG vào các quy định hiện tại của bạn.

 

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0933 09 6426

#Email: van.pham@iscvietnam.net

Ms Lan Anh

#Hotline: 0824 647 279

#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net

#Website: https://iscvietnam.net

#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649

#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/

Văn Phòng ISC Việt Nam

➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image