SINH KHỐI TỐT HƠN LÀ GÌ?
Sinh khối (hay Biomass) là loại vật liệu sinh học được hình thành từ các loại thực vật, cây trồng công nghiệp, các phế phẩm nông nghiệp (trấu, rơm rạ, bã mía, mùn cưa,…). Đây là nguồn năng lượng tái tạo được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ, rác thải hữu cơ, chất thải sinh học. Năng lượng sinh ra từ sinh khối có thể chuyển đổi thành nhiều dạng khác nhau như chất đốt, nhiệt năng, điện sinh khối, nhiên liệu sinh học v.v...
Sinh khối đang được sử dụng ngày càng nhiều để tạo ra nhiệt và điện, sản xuất nhiên liệu hoặc các sản phẩm hóa học khác, thay thế hoàn toàn hoặc một phần các vật liệu dựa trên hóa thạch để cung cấp năng lượng sạch và chuyển đổi nền kinh tế sang dạng tuần hoàn ít phát thải carbon.
Chứng chỉ Sinh khối tốt hơn (Better Biomass NTA 8080) là một chương trình chứng nhận năng lượng sinh học bền vững và vật liệu dựa trên sinh học được quản lý bởi Viện Tiêu chuẩn hóa Hà Lan (N E N), một thành viên của Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (C E N) và ISO. Chứng chỉ NTA 8080 được áp dụng với các tổ chức muốn chứng minh rằng sinh khối mà họ sản xuất, xử lý, buôn bán hoặc sử dụng đáp ứng các tiêu chí bền vững toàn cầu đã được thiết lập cũng như các yêu cầu về chuỗi hành trình sản phẩm.
Better Biomass hoạt động từ năm 2011 và đã được Ủy ban Châu Âu công nhận là chương trình tự nguyện để chứng minh sự tuân thủ các tiêu chí bền vững bắt buộc đối với nhiên liệu sinh học và chất lỏng sinh học được quy định trong Chỉ thị năng lượng tái tạo - còn được gọi là RED II (Renewable Energy Directive II). Better Biomass được quốc tế công nhận và có nhiều sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức phi chính phủ do đó hiện nay chứng chỉ Better Biomass được nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng.
CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN NTA 8080.
Chương trình Sinh khối tốt hơn hiện đang được áp dụng là phiên bản NTA 8080:2015 - Sinh khối được sản xuất bền vững cho năng lượng sinh học và các sản phẩm từ sinh học có cấu trúc gồm 2 phần NTA 8080-1: 2015 và NTA 8080-2: 2015
Phần 1 (NTA 8080-1): Các yêu cầu về tính bền vững.
Mô tả các yêu cầu đối với sinh khối được sản xuất bền vững để ứng dụng trong năng lượng sinh học (điện, sưởi ấm, làm mát và nhiên liệu vận chuyển) và các sản phẩm dựa trên sinh học. Sinh khối và các sản phẩm làm từ sinh khối có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí với các nội dung:
1. Phạm vi.
2. Tài liệu tham khảo tiêu chuẩn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa.
4. Các từ viết tắt.
5. Các yêu cầu và hướng chung.
6. Yêu cầu về tính bền vững.
Phụ lục A (quy định): Khả năng áp dụng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này đối với các tổ chức.
Phụ lục B (tham khảo): Nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số từ Khung kiểm tra sinh khối bền vững.
Phụ lục C (quy định): Tính toán khí nhà kính.
Phụ lục D (quy định): Danh sách các dòng chảy.
Phụ lục E (tham khảo): Giải thích về các hộ sản xuất nhỏ.
Phần 2 (NTA 8080-2): Yêu cầu về chuỗi hành trình sản phẩm.
Mô tả các yêu cầu đối với chuỗi hành trình sản phẩm từ sản xuất sinh khối đến ứng dụng cuối cùng dưới dạng năng lượng sinh học hoặc các sản phẩm dựa trên sinh học nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của sinh khối. Sinh khối hoặc các sản phẩm làm từ sinh khối có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí gồm các nội dung:
1. Phạm vi.
2. Tài liệu tham khảo tiêu chuẩn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa.
4. Các mô hình chuỗi hành trình sản phẩm để truy xuất nguồn gốc.
5. Các yêu cầu về chuỗi hành trình sản phẩm.
6. Tuyên bố.
Phụ lục A (tham khảo): Ví dụ về hệ thống cân bằng khối lượng.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
- Nhà sản xuất: Mong muốn sản xuất sinh khối hoặc thu thập các dòng còn lại để ứng dụng trong năng lượng sinh học hoặc các sản phẩm dựa trên sinh học và mong muốn bán các sản phẩm đó dưới dạng sản phẩm được sản xuất bền vững.
- Cơ sở xử lý: Mong muốn xử lý sinh khối và tiếp thị sản phẩm này dưới dạng thu được bền vững và được xử lý bền vững.
- Cơ sở kinh doanh (thương nhân): Muốn kinh doanh sinh khối (đã qua xử lý) trong khi phải có khả năng chứng minh rằng (một phần) sinh khối được giao đã được sản xuất, chế biến và thu được một cách bền vững.
- Người sử dụng: Mong muốn sử dụng sinh khối (đã qua xử lý) để ứng dụng năng lượng sinh học hoặc các sản phẩm dựa trên sinh học trong khi đó phải chứng minh được rằng (một phần) sinh khối đã được sản xuất, xử lý và thu được một cách bền vững.
* Với các tổ chức chỉ vận chuyển sinh khối được sản xuất và hoặc chế biến, nhưng không sở hữu nguyên liệu sẽ không thuộc phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này.
LỘ TRÌNH CHỨNG NHẬN.
Để được chứng nhận Better Biomass NTA 8080, các doanh nghiệp cần trải qua 4 bước chính như sau:
- Chuẩn bị:
Tìm hiểu để nắm rõ các yêu cầu phải đáp ứng của NTA 8080;
Thực hiện tự đánh giá và tự cải tiến để đạt yêu cầu;
Lựa chọn và ký hợp đồng với Tổ chức chứng nhận;
Đăng ký làm thành viên Better Biomass.
- Đánh giá ban đầu:
Tổ chức chứng nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu và chuẩn bị cho chuyến đánh giá thực tế; Thăm, tiến hành đánh giá và lập báo cáo. Từ đó quyết định có cấp chứng chỉ hay không. Nếu doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận, sẽ cần thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục sự không phù hợp.
- Cấp giấy chứng nhận:
Cấp Giấy chứng nhận bao gồm mô tả về phạm vi và quy trình sản xuất, kèm theo lệ phí.
Đưa vào hệ thống đăng ký trung tâm
Các tổ chức được chứng nhận có thể đặt logo chứng chỉ Better Biomas trên trang web của mình.
- Duy trì chứng chỉ:
- Kiểm tra giám sát: Giấy chứng nhận được cấp với thời hạn tối đa là 5 năm. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, việc đánh giá giám sát được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần để đánh giá sự phù hợp với các tiêu chí chứng nhận.
- Chứng nhận lại: Để gia hạn chứng chỉ thêm 5 năm nữa, việc đánh giá chứng nhận lại cần phải diễn ra trước khi chứng chỉ hết hạn.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về các yêu cầu của NTA 8080 cũng như muốn thực hiện lộ trình chứng nhận Better Biomass được thuận lợi, hãy liên hệ với ISC Việt Nam. Chúng tôi sẽ cử những chuyên gia tư vấn giầu kinh nghiệm đồng hành cùng bạn áp dụng và đi tới chứng nhận NTA 8080 nhanh chóng hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với ISC Việt Nam bạn nhé.
LIÊN HỆ #ISC_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ !
Ms. Vân Phạm
#Hotline: 0933 09 6426
#Email: van.pham@iscvietnam.net
Ms Lan Anh
#Hotline: 0824 647 279
#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net
#Website: https://iscvietnam.net
#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649
#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/
Văn Phòng ISC Việt Nam
➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.