Chuyển đổi số và những thách thức cho doanh nghiệp ngành sản xuất tại Việt Nam

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã "giáng đòn chí tử" vào nền kinh tế, đẩy lùi đà phát triển của đa số ngành công nghiệp. Cú sốc này đã làm biến mất hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nhưng ở một khía cạnh tích cực khác, sự khốc liệt này lại thay đổi việc vận hành kinh tế cũng như dịch chuyển đầu tư giữa các quốc gia.

Các tập đoàn lớn trên thế giới đưa ra kế hoạch dịch chuyển đầu tư sản xuất từ các quốc gia có nguy cơ dịch bệnh cao sang các nước có môi trường đầu tư an toàn hơn. Việt Nam hiện đang là điểm đến sáng giá trong các bản kế hoạch như vậy. Nhưng làm thế nào để thắng được trên trường quốc tế? Đó không chỉ là bài toán của môi trường đầu tư an toàn mà còn là vấn đề nội lực doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ.

tư vấn chuyển đổi số

Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Điều này đánh thức các doanh nghiệp trong các lĩnh vực từ tài chính ngân hàng, đến y tế, giáo dục và tất nhiên không thể thiếu các doanh nghiệp sản xuất - nền tảng của mọi nền công nghiệp.

Tuy nhiên, một thực tế dễ thấy, dù đồng lòng với mục tiêu xây dựng doanh nghiệp số Việt Nam đủ năng lực đi ra toàn cầu, không ít doanh nghiệp sản xuất không biết bắt đầu từ đâu.

Có thể thấy những thách thức mà các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang phải đối mặt, khi mà công nghệ đang thay đổi mỗi ngày, và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trước tiên, phải kể đến bài toán chi phí. Khi quyết định chuyển đổi số, doanh nghiệp chấp nhận thay đổi quy trình, hệ thống, và cả con người. Điều này đòi hỏi một ngân sách đủ lớn để làm đồng bộ, toàn diện, không chắp vá. Khi chưa nhìn thấy một kết quả rõ ràng, việc đầu tư một ngân sách lớn cho hệ thống khiến chủ doanh nghiệp không khỏi lo lắng.

tư vấn chuyển đổi số

Tiếp theo là những thách thức về thay đổi tư duy ngay trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số không phải là câu chuyện riêng của công nghệ mà là bài toán khó của chính con người, những người làm chủ và vận hành doanh nghiệp. Cho dù sở hữu một hệ thống tiên tiến, hiện đại, nhưng tư duy lối mòn lại trở thành rào cản khiến công nghệ không được khai thác và ứng dụng hiệu quả. Bởi vậy, không ngừng học hỏi là không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn vượt qua rào cản về tư duy. 

Cuối cùng, lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp của mình chính là thách thức lớn thứ ba mà doanh nghiệp phải đối mặt. Những câu chuyện về công nghệ mới cho ngành sản xuất như AI, machine learning, IoT hay Cloud đang tràn ngập trên mặt báo. Nhưng chính giải pháp chuyên sâu, cải tiến liên tục và sự lựa chọn từ quá nhiều nhà cung cấp lại khiến chủ doanh nghiệp phải băn khoăn. Làm thế nào để có giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình?

Có thể nói, đây chính là những rào cản lớn nhất khiến các nhà máy sản xuất tại Việt Nam loay hoay tìm cách cải tiến và chuyển đổi. 

Trong hội nghị bàn tròn cấp cao trực tuyến về sản xuất thông minh ngày 28.01, chuyên gia của Hewlett Packard Enterprise đã chia sẻ với các cơ quan bộ ban ngành và lãnh đạo cấp cao tới từ các tập đoàn lớn: "Trước khi vội vàng tìm cách đi trước, dẫn đầu, doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề đang tồn tại, từ đó xây dựng giải pháp tối ưu căn cứ vào đặc thù riêng của mình".

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image