TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) ISO/IEC 42001:2023 – HƯỚNG ĐẾN MỘT TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang không ngừng phát triển với một tốc độ chóng mặt, tiêu chuẩn hệ thống quản lý mới nhất đang được thế giới đặc biệt quan tâm – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý công nghệ trí tuệ nhân tạo ISO/IEC 42001:2023 đã chính thức được công bố.

Đây là tiêu chuẩn được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)Ủy ban Kỹ thuật điện – điện tử Quốc tế (IEC) cùng phối hợp thiết lập và công bố. Tiêu chuẩn này được thiết kế dành cho các tổ chức cung cấp hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), quy định cụ thể những yêu cầu đối với hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo (AIMS) trong quá trình thiết lập, thực thi, duy trì và cải tiến liên tục của tổ chức, nhằm đảm bảo việc phát triển và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm.

TÌM HIỂU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ biến máy móc và máy tính trở nên thông minh, làm cho chúng có thể hoàn thành những nhiệm vụ mà thông thường cần phải được thực hiện bằng trí tuệ của con người. Những nhiệm vụ đó bao gồm hiểu được ngôn ngữ của con người, nhận dạng mẫu, học tập từ những kinh nghiệm và ra quyết định, v.v… Thông thường, nguyên lý hoạt động của hệ thống trí tuệ nhân tạo là xử lý một khối lượng lớn dữ liệu, tìm kiếm những mô hình để mô phỏng quyết định của riêng mình.     

Tuy định nghĩa này được mọi người đồng tình, nhưng nó cũng không hoàn toàn chuẩn xác. Vậy thì trí tuệ nhân tạo thực chất là cái gì? Căn cứ ISO/IEC 22989:2020, trí tuệ nhân tạo là “khả năng tiếp thu, xử lý, sáng tạo và ứng dụng kiến thức dưới dạng mô hình để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định”. Đây là định nghĩa chuẩn xác hơn từ góc độ khoa học công nghệ, không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực đã được ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mà còn mở ra một tương lai phát triển tiến bộ hơn nữa.

AI đại diện cho phương hướng phát triển mới của công nghệ và trí tuệ của nhân loại, nhưng điều không thể không nhắc đến, cũng chính là những vấn đề nan giải mà công nghệ AI có thể đem đến về mặt đạo đức, an toàn, và tầm nhìn tương lai. Vì thế, Tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 đã cung cấp một bộ khung tiêu chuẩn cho việc quản lý trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu, hỗ trợ cho tổ chức có thể phát triển bền vững, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Những phát triển của công cụ AI dưới hình thức như phát minh xe ôtô lái tự động, ChatGPT hay Google Bard cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành nền tảng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy ta nên tìm hiểu chi tiết hơn những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Lấy ví dụ từ trợ lý ảo hoạt động theo công nghệ AI, nó có thể trả lời những mệnh lệnh bằng ngôn ngữ và thực hiện nhiệm vụ do người dùng nhập vào máy. Đó chỉ là một ví dụ về việc sử dụng công nghệ AI như thế nào trong các thiết bị hàng ngày của chúng ta, giúp chúng ta có thể hình dung trí tuệ nhân tạo ở một mặt trực quan hơn, đồng thời làm cho công nghệ AI tương tác với con người một cách tự nhiên và hữu dụng hơn.

Tuy nhiên, ý nghĩa của AI hoàn toàn không chỉ có vậy. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi toàn diện phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là tiến bộ của học máy (machine learning) và học sâu (deep learning) đang gần như mang đến sự thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống như y tế, tài chính và công nghệ thông tin v.v…, khai phá một xu hướng mới cho sự sáng tạo và tối ưu hóa của con người. Mà cốt lõi của nó là hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo.

Đối mặt với những rủi ro và tính phức tạp của trí tuệ nhân tạo, chúng ta cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ là điều vô cùng quan trọng. Hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển cũng như triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nghiên cứu chi tiết hơn về tầm quan trọng của hệ thống này trên phương diện đánh giá rủi ro và khắc phục hậu quả của trí tuệ nhân tạo một cách có hiệu quả.

 

Hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo

Một câu hỏi đặt ra ở đây là trí tuệ nhân tạo được vận hành như thế nào? Hệ thống trí tuệ nhân tạo được đặt nền tảng từ hoạt động đầu vào (bao gồm các quy tắc và dữ liệu được xác định trước có thể được cung cấp bởi con người hoặc máy móc), để thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Nói một cách khác, máy móc tiếp nhận thông tin đầu vào từ môi trường bên ngoài, sau đó thông qua một hoặc nhiều mô hình và thuật toán cơ sở tiến hành xử lý thông tin đầu vào để tính toán và đưa ra kết quả đầu ra.

Cùng với sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ trí tuệ nhân tạo, con người cũng phát sinh những lo ngại sâu sắc về các vấn đề an toàn và bảo mật trên phương diện như quyền riêng tư, định kiến, sự bất bình đẳng, v.v… Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng từ những rủi ro của trí tuệ nhân tạo trở nên hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo trách nhiệm và sự phát triển bền vững của công nghệ này. Ngày nay, doanh nghiệp lại càng cần hơn bất cứ khi nào một bộ khung hướng dẫn cho hành trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong đó, đi đầu là Tiêu chuẩn hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo ISO/IEC 42001. Bộ tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu của thời đại ngày nay trên toàn cầu.

 

TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

ISO/IEC 42001:2003

ISO/IEC 42001:2003 là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới, là kim chỉ nam cho hoạt động quản trị và quản lý công nghệ trí tuệ nhân tạo. Tiêu chuẩn này cung cấp một phương pháp có hệ thống để giải quyết những thách thức có liên quan đến việc thực thi trí tuệ nhân tạo trong khuôn khổ hệ thống quản lý được công nhận, trên các phương diện như đạo đức, trách nhiệm, minh bạch và bảo mật dữ liệu cá nhân. Nó chỉ ra phương pháp tổng hợp dựa trên việc giám sát tất cả các phương diện của trí tuệ nhân tạo, cung cấp những hạng mục quản lý trí tuệ nhân tạo, đánh giá những rủi ro đồng thời xử lý những rủi ro này một cách có hiệu quả.

ISO/IEC 42001 ra đời và tồn tại nhằm giúp cho doanh nghiệp và toàn xã hội đạt được giá trị to lớn nhất trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vào đời sống.

Những lợi ích có được từ việc thực thi Tiêu chuẩn hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo ISO/IEC 42001:2003 là giúp cho tổ chức và các nhà lãnh đạo:

  • Nâng cao chất lượng, tính an toàn, khả năng truy nguồn, tính minh bạch và độ tin cậy khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
  • Tăng năng suất và đánh giá rủi ro AI
  • Có lòng tin hơn với hệ thống AI
  • Giảm chi phí phát triển AI
  • Ngày càng tuân thủ những quy định mới về việc kiểm soát, kế hoạch kiểm toán và hướng dẫn của pháp luật.

Nói tóm lại, tất cả những điều này đều là nhằm đạt đến mục đích cuối cùng giúp mọi người trên toàn thế giới biết cách sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Vòng tuần hoàn ổn định của cải tiến liên tục

Trên phương diện là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, ISO/IEC 42001:2003 được thiết lập theo quy trình “Kế hoạch – Thực thi – Kiểm tra – Hành động” xung quanh vòng tuần hoàn thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục trí tuệ nhân tạo. Phương pháp này rất quan trọng vì nhiều lý do:

  • Đầu tiên, nó đảm bảo giá trị tăng trưởng của AI được công nhận, đồng thời việc giám sát được thực hiện một cách chuẩn xác.
  • Kế đến, hệ thống quản lý giúp cho tổ chức có thể chủ động điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
  • Cuối cùng, nó khuyến khích tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro định kỳ đối với ứng dụng AI và xác định được hành động để xử lý rủi ro của AI.

Cùng với sự phổ biến nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo trên phạm vi toàn cầu, ISO/IEC 42001 dự kiến sẽ phát triển đồng bộ cùng với những tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác (ví dụ như tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001), trở thành một bộ phận không thể thiếu trong thành công của tổ chức.

Tiềm năng của trí tuệ nhân tạo

Chúng ta có thể thấy rõ rằng trí tuệ nhân tạo AI sẽ không ngừng cải tiến và phát triển cùng với thời gian. Việc quản lý AI cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển này. Điểm then chốt là việc sử dụng những phương thức khác nhau để duy trì sự hoạt động của các tổ chức và tăng tốc hệ thống AI trên toàn thế giới. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm sao để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của những cơ hội do trí tuệ nhân tạo mang lại mà không trở thành vật hy sinh bởi những rủi ro của nó?

Chỉ khi chúng ta biết cách quản lý chặt chẽ hệ thống với một năng lực vững chắc, thì mới có thể kiểm soát tốt những cơ hội và rủi ro này. Đây chính là lý do vì sao doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo buộc phải tự hoàn thiện việc thực thi ISO/IEC 42001. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo đã đặt nền móng cho việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các quy trình ứng dụng một cách có đạo đức, an toàn và bền vững cho tương lai. Đồng thời, đó cũng là một hành vi cân bằng giữa rủi ro và cơ hội mà AI mang lại, giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách để tránh xa những cạm bẫy trong lộ trình ứng dụng AI này.

ISC tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn quốc tế.

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.

Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ; Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Để có cơ sở tính phí và gửi tài liệu tham khảo, Quý khách vui lòng hoàn thành link bên dưới: Application form - ISC Việt Nam:

https://forms.gle/fkEJASXewUBNPs61A

 

LIÊN HỆ #ISC_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ !

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0933 09 6426

#Email: van.pham@iscvietnam.net

Ms Lan Anh

#Hotline: 0824 647 279

#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net

#Website: https://iscvietnam.net

#Zalohttps://zalo.me/3014216325814962649

#Facebook: https://www.facebook.com/iso.iscglobal.vietnam/?ref=embed_page 

Văn Phòng ISC Việt Nam

Hà Ni: S 18 Tam Trinh, Qun Hai Bà Trưng, Hà Ni.

Đà Nng: 498 Bùi Trang Chước, Cm L, Đà Nng.

H Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thnh, H Chí Minh.

 

Sau khi gửi bình luận sẽ cần chờ xét duyệt

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image