TƯ VẤN HƯỚNG DẪN CHỨNG NHẬN CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM - PRIMUSGFS

ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN PrimusGFS
CHO TOÀN BỘ CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM

PrimusGFS là gì?

PrimusGFS là Chương trình đánh giá chứng nhận An toàn thực phẩm bao gồm cả phạm vi Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) và Thực hành Sản xuất Tốt (GMP), cũng như Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS). PrimusGFS cung cấp phạm vi bao phủ toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm từ trước tới sau sản xuất tại trang trại và cung cấp cách tiếp cận chuỗi cung ứng tích hợp.

Chứng nhận PrimusGFS được Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) chuẩn hóa và công nhận, từ đó đưa ngành thực phẩm thế giới tiến gần hơn đến mục tiêu mong muốn là sản xuất hài hòa thực phẩm an toàn.

Chứng nhận PrimusGFS được áp dụng cho các tổ chức, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ở mọi quy mô và hình thức hoạt động.

PrimusGFS được ban hành vào tháng 2 năm 2010, do tổ chức Azzule Systems sở hữu và quản lý. Việc chứng nhận PrimusGFS được thực hiện bởi các Tổ chức chứng nhận (Certificate Body) đã được Chương trình chứng nhận PrimusGFS phê duyệt và công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 để thực hiện đánh giá. Hiện nay PrimusGFS đã được chứng nhận tại 22 quốc gia và xác nhận bởi hơn 7.326 tổ chức trên thế giới.

Việc đánh giá chứng nhận PrimusGFS tuân thủ theo Tài liệu PrimusGFS phiên bản 3.2 (có hiệu lực từ 01 tháng 3 năm 2022) do Azzule Systems phát triển. Tiêu chuẩn này đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm tươi sống. Nó được thiết kế để sử dụng cho các lĩnh vực sản xuất sơ cấp (bao gồm làm vườn, ngũ cốc và đậu) và các lĩnh vực sản xuất ở cấp độ toàn cầu.

 

Cấu trúc của PrimusGFS

 

 

Cấu trúc của PrimusGFS bao gồm 8 Module nằm trong 3 nhóm chính:

  1. Nhóm một - tất cả các hoạt động

Modul 1 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS): Áp dụng cho toàn bộ các hoạt động sản xuất thực phẩm, từ đầu tới cuối chuỗi cung ứng. FSMS kết hợp các tiêu chuẩn GAP, GMP/PRP, GHP, HACCP và những quy định thực hành khác như yêu cầu bắt buộc và truyền thông để đảm bảo duy trì an toàn thực phẩm.

  1. Nhóm hai - Thực hành nông nghiệp tốt GAP.

Phần này chỉ áp dụng cho khu vực nuôi trồng như trang trại, cánh đồng , khu vực nhà kính và các bộ phận thu hoạch, bao gồm 4 Module :

Module 2 - Trang trại : Đánh giá Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) của Hoạt động đối với các hoạt động trang trại liên quan đến tưới tiêu và sử dụng nước, cải tạo đất, sử dụng đất (trước đây và liền kề), tiếp cận động vật (trong nhà/hoang dã), thiết bị, thực hành vệ sinh & sức khỏe người lao động, thuốc trừ sâu cách sử dụng.

Module 3 - Nông nghiệp trong nhà: áp dụng cho việc trồng trọt và trồng cây cho ngành công nghiệp thực phẩm trong môi trường được kiểm soát trong cấu trúc khép kín tạm thời hoặc lâu dài (ví dụ: nhà kính, trồng thẳng đứng, thủy canh, trang trại nấm, v.v… ) nhưng không bao gồm nhà bóng mát hoặc nhà vòm.

Modul  4 -  Đội thu hoạch: áp dụng cho các hoạt động thu hoạch liên quan đến thiết bị, dụng cụ, sức khỏe và vệ sinh của người lao động, thực hành thu hoạch, vận chuyển và bảo quản tại chỗ.

 

Module 8 – Ngũ cốc và Đậu: Đánh giá các Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) được áp dụng và thiết kế đặc biệt cho các hoạt động sản xuất ngũ cốc và đậu cũng như đánh giá các thực hành trồng trọt, xử lý và bảo quản chúng. Có tính đến các khía cạnh an ninh và an toàn thực phẩm như việc sử dụng đất hiện tại và trước đây, sử dụng nước, đầu vào nông học, sử dụng thuốc trừ sâu, thực hành quản lý, thu hoạch, bảo quản, v.v.

  1. Nhóm 3 - Thực hành sản xuất tốt GMP

Bao gồm từ Xưởng đóng gói, Làm mát, Kho lạnh, Lưu trữ tới khâu Phân phối và Chế biến.

Module 5: Đánh giá Thực hành Sản xuất Tốt: áp dụng cho hoạt động của cơ sở để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và thực tế. Các hạng mục chính bao gồm thiết kế cơ sở và vật liệu xây dựng, cấp nước, hệ thống ống nước và nhà vệ sinh, thiết bị và đồ dùng, xử lý thực phẩm thô và kiểm soát quy trình, vệ sinh cá nhân, kiểm soát sinh vật gây hại và xử lý chất thải.

Module 6 - HACCP: Đánh giá các nguyên tắc Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn được sử dụng để xác định, ngăn ngừa và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm.

Module 7 - Kiểm soát phòng ngừa (Preventive Controls -PC) - module này là tùy chọn.

Đánh giá các Biện pháp Kiểm soát Phòng ngừa FSMA của hoạt động đối với thực phẩm cho Người hoặc Động vật. Kiểm soát phòng ngừa giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các mối nguy về an toàn thực phẩm. Các biện pháp kiểm soát này bao gồm quy trình, chất gây dị ứng, vệ sinh và các biện pháp kiểm soát bổ sung khác.

 

Mục tiêu và lợi ích của chứng nhận PrimusGFS

PrimusGFS hướng đến các mục tiêu rõ ràng là mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.

  • Giúp doanh nghiệp giảm lãng phí, dư thừa, từ đó, nâng cao hệ thống quản lý sản xuất.
  • Giúp doanh nghiệp giảm rủi ro trong sản xuất thông qua các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khả năng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nhằm tạo ra hệ thống thực phẩm toàn cầu hiệu quả và an toàn.

Hiện nay PrimusGFS là tiêu chuẩn phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng nhằm bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng, an toàn cho môi trường và tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ở Việt Nam, việc đi tới chứng nhận PrimusGFS là một hành trình dài vì đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng cùng lúc nhiều tiêu chuẩn như: Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS), Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP), Thực hành Sản xuất Tốt (GMP), hay HACCP. Để làm được điều đó cần có sự tư vấn xuyên suốt, thống nhất và tổ chức đánh giá chứng nhận chuyên nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu chứng nhận PrimusGFS, hãy liên hệ ngay với ISC Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng, bài bản và hiệu quả nhất.

 

 

LIÊN HỆ #ISC_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ !

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0933 09 6426

#Email: van.pham@iscvietnam.net

Ms Lan Anh

#Hotline: 0824 647 279

#Email: anh.nguyen@iscvietnam.net

#Website: https://iscvietnam.net

#Zalo: https://zalo.me/3014216325814962649

#Likedln:https://www.linkedin.com/in/isc-vi%E1%BB%87t-nam-36a2352a2/

Văn Phòng ISC Việt Nam

➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image