Tiêu chuẩn ROHS là gì? tiêu chuẩn REACH LÀ GÌ? Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi tuân thủ các quy định REACH và RoSH?

Trong cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng thường thấy từ viết tắt ROHS & REACH xuất hiện trên vỏ bao bì của sản phẩm. Hầu hết mọi người ai cũng hiểu đó là sự chứng nhận về tuân thủ những tiêu chuẩn nào đó vì ROHS & REACH được ghi chú kèm theo với những chứng nhận tiêu chuẩn khác, nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu được khái niệm ROHS & REACH và tiêu chuẩn này đại diện cho những quy định quy chuẩn nào.

Vậy tiêu chuẩn ROHS là gì?

ROHS là tên viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances, được dịch là Sự hạn chế các chất độc hại. ROHS là một bộ quy tắc tiêu chuẩn được pháp luật Châu Âu ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử. Do đó tất cả sản phẩm điện – điện tử được bán tại thị trường Châu Âu bắt buộc phải tuân thủ bộ tập hợp các tiêu chẩn này.

Có sáu chất độc hại mà ROHS quy định tuân thủ trong việc hạn chế sử dụng như sau:
Chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính.
2. Cadmim (Cd): Cadmium được sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn, hệ thống cảnh báo,…
3. Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in…
4. Hexavalent chromium (Cr6+): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…
5. Polybrominated biphenyls (PBB): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện trong nhà…
6. Polybrominated diphenyl ethers (PBDE): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…
Phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn ROHS là trên 11 nhóm sản phẩm dưới đây:

Đồ gia dụng lớn
Đồ gia dụng nhỏ
Thiết bị viễn thông và IT
Thiết bị tiêu dùng
Thiết bị chiếu sáng
Dụng cụ điện và điện tử
Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí
Dụng cụ y khoa
Dụng cụ kiểm soát và quan sát
Máy chế biến tự động
Thiết bị bán dẫn

REACH LÀ GÌ?

Các chất hóa học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn và môi trường nếu không được xử lý đúng cách. REACH là một quy định của Liên minh Châu Âu có phạm vi áp dụng với hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, trong đó yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo các hóa chất mà họ sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng và trong chính sản phẩm của họ. REACH là từ viết tắt của Đăng ký (Registration), Đánh giá (Evaluation), Cấp phép (Authorisation) và Hạn chế các Hóa chất (Restriction of Chemical substances).
REACH có phạm vi áp dụng rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm các công ty có trụ sở bên ngoài EU. Để đảm bảo tuân thủ REACH, mỗi doanh nghiệp phải lập kế hoạch chiến lược để báo cáo mức độ tuân thủ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Một chương trình thử nghiệm toàn diện toàn diện sẽ cung cấp bằng chứng về mức độ tuân thủ.

TẠI SAO CẦN TUÂN THỦ QUY ĐỊNH REACH?

Việc sử dụng các chất có nguy cơ cao (SVHC) cho các mục đích cụ thể, dù với liều lượng lớn hay nhỏ, đều phải được cấp phép. SVHC bao gồm các chất được phân loại thành:
•    CMR (Chất gây ung thư, gây đột biến hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản)
•    PBT (Chất khó phân hủy, tích tụ sinh học)
•    vPvBs (Chất rất khó phân hủy và tích tụ sinh học rất cao)
•    Các chất được xác định dựa trên bằng chứng khoa học là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người hoặc môi trường và tương đương với PBT hoặc vPvB

REACH là cụm từ viết tắt cho :
Reachlogo
Reachlogo
Registration (đăng ký).
Evaluation (đánh giá)
Authorization (cấp phép)
Restriction (hạn chế)
Mục đích của Quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất thị trường trong nước

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đòi hỏi phải tuân theo quy định REACH và RoHS?

REACH và RoHS là các quy định khá phức tạp của Việt Nam, tác động đến hầu hết các DN nước ngoài khi kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất vào thị trường này. Theo REACH và RoHS, các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải đảm bảo các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường.

Trong danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn.

Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi tuân thủ các quy định REACH và RoSH?

Các quy định REACH và RoSH tác động đến hầu hết các DN nước ngoài xuất khẩu các hàng hóa có chứa hóa chất (ở dạng bắt buộc phải có hoặc dạng hóa chất phát sinh ngoài ý muốn) sang thị trường Việt Nam. Ngoài ra, quy định RoHS còn được hiểu như một rào cản kỹ thuật. Hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này.

Chứng nhận Reach SVHC là gì?

Trong luật Reach, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo về chất có nguy cơ cao SVHC. Đây là những chất gây ra nhiều độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Như là gây rối loạn nội tiết, gây ung thư hay gây đột biến và độc hại cho sinh sản…Các chất có nguy cơ cao có thể vô tình hay cố ý được đưa vào trong quá trình sản xuất hoặc trong chuỗi cung ứng. Bởi vậy, để hạn chế và ngăn cấm sử dụng các chất SVHC trong sản xuất, chứng nhận Reach về chất có nguy cơ cao đã được ban hành.
 
Chứng nhận này với mục đích bảo vệ con người và thiên nhiên thông qua việc ghi chép lại chi tiết thông tin về các hóa chất được tìm thấy ở khu vực Liên minh châu Âu. Reach là tên viết tắt của các chữ cái đầu trong cụm tiếng anh Register, Assess, Authorization of Chemicals. Nghĩa là chứng nhận có đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất. 

Làm thế nào để đạt chứng nhận Reach SVHC?

Việc tuân thủ các quy định của chứng nhận Reach về chất có nguy cơ cao sẽ mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đạt chứng nhận này? Dưới đây là các bước doanh nghiệp cần thực hiện.
•    Đánh giá danh mục các sản phẩm của doanh nghiệp.
•    Kiểm tra xem trong sản phẩm có chứa các chất hay hỗn hợp chất nào hay không. Nếu có cần xem xét rằng loại hóa chất đó có phải đăng ký Reach theo điều 7(1) hay không.
•    Kiểm tra các loại hóa chất trong sản phẩm với bộ phận Nghiên cứu và phát triển, thu mua và chuỗi cung ứng.
•    Trong trường hợp xuất hiện các hóa chất tiềm ẩn, doanh nghiệp cần xác nhận thông qua thí nghiệm hoặc xét nghiệm sàng lọc.
•    Kiểm tra danh sách các chất Candidate list để xem sản phẩm có chứa các chất SVHC hay không. Nếu có cần thông báo với Cơ quan hóa chất châu Âu. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn đề ra thì sẽ được cấp chứng nhận. 
 
Reach SVHC là chứng nhận tiêu chuẩn đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Khi đạt chứng nhận, các sản phẩm sẽ được đối tác và khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tiêu chuẩn này như một tấm vé thông hành giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng cơ hội xuất khẩu của mình. Và hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn. 

Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :

ISC VIỆT NAM
Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT : 028 22268288
Hotline : 0933096426 – 0931796188 – Ms. Vân
Email : van.pham@iscvietnam.net 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Ms. Vân

skype

Điện thoại:0933096426

Thời gian làm việc

Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Đối tác và khách hàng của chúng tôi

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image