TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BÊN VỮNG ESG
Bạn có biết ESG (Environmental - Social - Governance) là bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Báo cáo ESG của doanh nghiệp cho thấy chỉ số và cách xử lý, vận hành, cũng như mức độ quan tâm, đầu tư đối với các yếu tố về môi trường, xã hội, quản trị. Các dữ liệu được đưa ra trong báo cáo ESG giúp người đọc hình dung toàn cảnh bức tranh kinh doanh và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thế giới.
Để một báo cáo ESG hoàn thiện ấn tượng, khi viết cần lưu ý đến các yếu tố cốt lõi như:
- Mục tiêu chính của báo cáo là gì?
- Báo cáo cần nễu rõ những nỗ lực và những con số ấn tượng của doanh nghiệp là gì?
- Yếu tố quản trị - trụ cột trong bộ ba ESG - cần được thể hiện đầy đủ qua báo cáo
- cam kết trong báo cáo ESG của doanh nghiệp là gì?
- Giải pháp thực tế của doanh nghiệp
- .....
Hiện nay Việt Nam đang dần siết chặt việc quy định và áp dụng báo cáo phát triển bền vững, đồng thời chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh. Những phát hiện trong khảo sát này phản ánh tình trạng hiện tại của việc báo cáo phát triển bền vững ngày nay, cũng như những khoảng trống cần được lấp đầy để đáp ứng các yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền cũng như những chiến lược kinh doanh, giúp các công ty thỏa mãn được các bên liên quan.
Những phát hiện nổi bật về báo cáo phát triển bền vững tại các công ty
Báo cáo mới nhất cho thấy ngày càng nhiều công ty báo cáo phát triển bền vững, 79% các công ty hàng đầu xuất bản báo cáo về tính bền vững.
Số lượng các công ty công bố các mục tiêu giảm thiểu carbon tăng rõ rệt, nhưng vẫn chưa có nhiều hành động cụ thể ở các lĩnh vực liên quan, ví dụ như chưa đến một nửa số công ty được khảo sát cho rằng việc mất đa dạng sinh học là một nguy cơ tiềm tàng
Trong số hàng nghìn báo cáo được phân tích, dưới 50% số công ty lớn nhất thế giới cung cấp báo cáo về yếu tố ‘xã hội’ và ‘quản trị’ trong ESG
Để có được báo cáo ấn tượng các doanh nghiệp nên: 1) thay đổi phương pháp báo cáo từ phong cách “kể chuyện” sang việc công bố nhiều bằng chứng định lượng hơn và 2) sử dụng nhiều dữ liệu hơn để thúc đẩy thay đổi và chứng minh các thay đổi của mình một cách thuyết phục hơn.
Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính là gì?
Trên thế giới, ngày càng có nhiều cơ quan quản lý thị trường chứng khoán thừa nhận tầm quan trọng của các thông tin phi tài chính, chính sách môi trường - xã hội - quản trị (ESG) trong đánh giá sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp cũng như cho thấy rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp.
Hiện có hơn 60 khu vực pháp lý, bao gồm cả các thành viên của G20, yêu cầu hoặc khuyến khích các công ty công bố thông tin ESG cùng với báo cáo tài chính. ESG là thuật ngữ được sử dụng trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thông tin ESG đang trở thành mối quan tâm của mọi người, vì ảnh hưởng có thể lâu dài đối với nhà đầu tư và các bên liên quan khác nói chung. Nhưng hầu hết các công ty không sẵn sàng tự nguyện tiết lộ thông tin ra bên ngoài, vì vậy các thông tin về ESG không dễ dàng có được. Mục đích của bài viết là khái quát các nghiên cứu về ảnh hưởng của báo cáo ESG lên hiệu quả hoạt động của công ty
.
Nhu cầu công bố báo cáo ESG
Môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social and Governance Criteria) là các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động bền vững của một công ty, mà nhà đầu tư có ý thức xã hội sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư xem xét 3 yếu tố, để đánh giá hoạt động bền vững của một công ty bao gồm: Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) (corporate social responsibility) và Hoạt động quản trị (governance).
Tiêu chuẩn môi trường xem xét ảnh hưởng của công ty đối với môi trường tự nhiên. Các tiêu chuẩn xã hội xem xét các công ty quản lý mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng nơi công ty có hoạt động.
Quản trị bao gồm lãnh đạo của công ty, lương của nhân viên cấp điều hành, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền của cổ đông. Các nhà đầu tư ảnh hưởng ngày càng quan tâm đến các yếu tố ESG, để đánh giá sự phát triển bền vững của các DN và ra quyết định đầu tư.
Theo đánh giá các chỉ số của S&P Global đầu tư vào các công ty đáp ứng các yếu tố phát triển bền vững có lợi nhuận tốt hơn đầu tư vào các công ty không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, các yêu cầu liên quan đến ESG từ các tổ chức kế toán và quản lý tài chính về tác động của ESG đối với các DN thuộc mọi loại hình ngày càng gia tăng.
Báo cáo ESG được gọi với nhiều tên khác nhau, nhưng không hạn chế đối với công bố trách nhiệm xã hội của công ty (Corporate Social Disclosure), Báo cáo môi trường công ty (Corporate Environmental Reporting), Báo cáo Ba dòng dưới cùng (Triple Bottom Line), Công bố về trách nhiệm xã hội của DN (Corporate Social Responsibility Disclosure) và Báo cáo tính bền vững của DN (Corporate Sustainability reporting).
Việc thực hiện đo lường, công bố và chịu trách nhiệm đối với các bên liên quan bên trong và bên ngoài về hiệu quả hoạt động của công ty trong báo cáo ESG hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Thông tin ESG định hướng cho nhà đầu tư đánh giá, phân tích tài chính của DN và ra quyết định đầu tư.
Báo cáo ESG bao gồm các đo lường về lượng khí thải, sử dụng tài nguyên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên của công ty, chính sách lao động và nhân quyền, sức khỏe và an toàn lao động, quản lý chuỗi cung ứng, trách nhiệm sản phẩm, chống tham nhũng và đầu tư cộng đồng,… Tầm quan trọng của báo cáo ESG ngày càng được nhà đầu tư quan tâm, khi các thông tin này liên quan đến sức mạnh hoạt động, hiệu quả và quản lý rủi ro. Vì vậy, báo cáo ESG có thể cung cấp thông tin liên quan hỗ trợ phân tích tài chính và đầu tư, ảnh hưởng đến giá trị dài hạn chứng khoán của công ty. Báo cáo cung cấp sự cân bằng và hợp lý về hoạt động bền vững cho đóng góp tích cực và tiêu cực của công ty, chứ không chỉ các mục tiêu phát triển bền vững của công ty.
Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ của ESG và hiệu quả hoạt động của công ty
Khái niệm ESG liên quan đến một tập hợp các môi trường liên quan và các yếu tố liên quan đến quản trị, cho phép đánh giá tính bền vững lâu dài về mặt xã hội các khoản mục đã thực hiện của công ty (Bourghelle và các cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, áp lực về trách nhiệm giải trình của các DN ngày càng gia tăng. Nhiều công ty tự nguyện công bố thông tin ESG thêm vào các báo cáo tài chính, để cung cấp các thông tin liên quan đến đánh giá hiệu quả tài chính và phi tài chính của công ty (Eccles và Saltzman, 2011).
Các thông tin về ESG được các công ty công bố trên báo cáo tích hợp. Theo kết quả nghiên cứu của Frias – Aceituno và các cộng sự (2014), có sự gia tăng nhu cầu lập báo cáo tích hợp. Các công ty được yêu cầu công bố một báo cáo bao gồm thông tin tài chính và thông tin phát triển bền vững để giảm chi phí đại diện, chi phí chính trị và thông tin bất cân xứng, cung cấp sâu hơn các giải thích về hiệu quả hoạt động.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trách nhiệm xã hội có quan hệ tích cực đến hiệu quả tài chính và xã hội của DN. Báo cáo về trách nhiệm xã hội của DN là chủ đề của các nghiên cứu hàn lâm về kế toán trong nhiều thập kỷ. Vance (1975) đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động tài chính.
Đồng quan điểm này, Russo và Fouts (1997) cũng chứng minh rằng trách nhiệm xã hội của DN là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, do đó xem xét các vấn đề trách nhiệm xã hội có thể là một điều đáng cân nhắc đối với ban quản trị một công ty.
Ủng hộ quan điểm trên có các nghiên cứu của Lo và Kwan (2017); Ameer và Othman (2012); Choi, Kwak và Choe (2010); Mishra và Suar (2010).
Ngoài ra, báo cáo ESG ảnh hưởng cả hiệu quả hoạt động tài chính và môi trường của một công ty. Nghiên cứu của Weber (2013) phân tích báo cáo của 100 công ty Trung Quốc đứng đầu về môi trường xanh, kết quả báo cáo ESG tốt cung cấp lợi nhuận tài chính tốt hơn và cải thiện hiệu quả môi trường DN.
Bên cạnh đó, các yếu tố về quyền con người, xã hội cũng như trách nhiệm sản xuất cũng cho thấy mối quan hệ tích cực với suất sinh lời trên hiệu quả sử dụng vốn (Chen, Feldmann và Tang, 2015).
Kết quả nghiên cứu của Bernardi và Stark (2016) chỉ ra mối quan hệ đáng kể giữa mức độ công bố thông tin ESG về môi trường và quản trị công ty và mức độ chính xác phân tích dự đoán, dựa trên báo cáo tích hợp của các công ty tài chính, dịch vụ và các công ty lĩnh vực khác.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho kết quả quản trị công ty có liên quan tích cực đến hoạt động tài chính của tổ chức và báo cáo ESG góp phần vào hoạt động tài chính tốt hơn và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá giá trị DN (Duque-Grisales và Aguilera-Caracue, 2019).
Nghiên cứu của Almeyda và Darmansyah (2019) cho kết quả về mối quan hệ tích cực đáng kể giữa công bố thông tin ESG với hiệu quả hoạt động của công ty, thông qua chỉ số ROA và ROC của công ty. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực đáng kể giữa yếu tố môi trường theo ROC và giá cổ phiếu. Vì vậy, nghiên cứu đã chứng tỏ minh bạch thông tin ESG có thể cải thiện hiệu quả tài chính. Kết quả này khuyến khích các nhà đầu tư, quản trị công ty và cơ quan quản lý ngành xem xét tầm quan trọng của công bố thông tin ESG.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ullman (1985) và Lin, Yang và Liou (2009) cho các ý kiến trái chiều. Trách nhiệm xã hội làm phát sinh các chi phí, do đó có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh so với các công ty có ít trách nhiệm xã hội. Lamberton (2005) chỉ trích rằng, các công ty tác động đến môi trường có thể thay đổi các thông tin cung cấp cho các bên liên quan, ví dụ DN chuyển thuế môi trường cho người tiêu dùng để bù đắp một phần giá thấp của hàng hóa và dịch vụ không bao gồm chi phí môi trường và xã hội theo giá thị trường.
Nhằm tăng cường tính minh bạch công bố thông tin ESG sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative) xuất phát từ các nhu cầu của tổ chức kinh tế, để đánh giá các khía cạnh hoạt động phi tài chính bằng cách công bố một báo cáo, cho thấy tác động kinh tế - xã hội và môi trường (Global Reporting Initiative (GRI), 2016). Sáng kiến này được đánh giá cao và được thông qua như một tiêu chuẩn ở EU. Công bố ESG cũng có khả năng đáng tin cậy hơn do việc thực thi hiệu quả hơn các quy tắc liên quan đến ESG và định hướng của các bên liên quan, để tăng cường cơ chế này theo nghiên cứu của Garvey và các cộng sự (2017).
Đồng quan điểm với nghiên cứu này có nghiên cứu của Perini và Tencati (2006).
Ngoài ra, xem xét về các báo cáo tự nguyện, nguyên cứu khác được đánh giá ở Na Uy sử dụng ba điểm mấu chốt các yếu tố để đánh giá các thông tin phi tài chính trên bốn khía cạnh: trách nhiệm chung của công ty, hệ thống quản lý, quy tắc ứng xử và quản lý chuỗi cung ứng (Dahlberg và Wiklund, 2018). Vào tháng 06/2017, Ủy ban châu Âu (Europe commission) đã thông qua hướng dẫn báo cáo phi tài chính, nhằm tăng cường tính minh bạch của DN về các vấn đề liên quan xã hội và môi trường. Các nguyên tắc này hướng các công ty đáp ứng các nghĩa vụ báo cáo của họ và thúc đẩy báo cáo thông tin về các vấn đề môi trường, xã hội, nhân viên, rủi ro và kết quả, tuân thủ quyền con người.
Các nhà đầu tư đang có nhiều nhu cầu cho thông tin ESG bởi vì thông tin này được cung cấp kịp thời, đáng tin cậy, nhất quán có thể so sánh được có liên quan đến quyết định đầu tư của họ. Để đáp ứng sự kỳ vọng của nhà đầu tư, nhiều công ty đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào lập báo cáo ESG. Các báo cáo về môi trường đầu tiên được công bố cuối thập niêm 1980 và nhanh chóng trở nên phổ biến trong các công ty đa quốc gia vì các lý do phát triển bền vững trước sự thay đổi của môi trường, xã hội và kinh tế.
Lamberton (2005) cho rằng, mục tiêu chính của khuôn khổ kế toán bền vững (sustainability accounting framework) là đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Báo cáo ESG cung cấp thông tin phi tài chính để nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về các thông tin tài chính và phi tài chính, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động và môi trường quản trị của công ty.
Thông tin ESG đạt đến tính minh bạch về hiệu quả hoạt động của công ty và là phương tiện thông tin cho các bên liên quan, bao gồm cổ đông và nhà đầu tư, công nhân viên, khách hàng và các cơ quan quản lý. Do đó, báo cáo này là công cụ hữu ích cho cả công ty báo cáo và các bên liên quan.
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm:
Hotline: 0933096426 - 0931796188
Email: van.pham@iscvietnam.net - van.pham@tcivietnam.com
Phone: 028 2226 8288
Báo cáo ESG là gì và tại sao báo cáo ESG lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Các số liệu và báo cáo ESG đang nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Sự giám sát ngày càng tăng từ các nhà đầu tư, những thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và khách hàng cũng như những thay đổi trong chính sách công đồng nghĩa với việc các công ty đang phải đối mặt với những áp lực mới để đo lường, công bố và cải thiện các vấn đề liên quan đến ESG trên ba khía cạnh cụ thể như:
- Môi trường: khí thải carbon, quản lý nước và chất thải, cung cấp nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu
- Xã hội: đa dạng, công bằng và hòa nhập, quản lý lao động, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, quan hệ cộng đồng
- Quản trị: quản trị doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Các bên liên quan trong kinh doanh sẽ xem ESG như một cánh cửa dẫn đến tương lai của công ty. Các báo cáo và chỉ số ESG cũng là một yếu tố quan trọng trong bức tranh kinh doanh tổng thể của công ty và các báo cáo ESG có thể tạo nền tảng cho một câu chuyện đầy cảm hứng về tác động của một doanh nghiệp đối với thế giới. . Việc kết hợp ba yếu tố ESG vào một báo cáo tích hợp và chiến lược tổng thể của công ty sẽ gửi thông điệp rằng công ty đang thực hiện các bước cần thiết để tăng khả năng tồn tại và lợi nhuận trong dài hạn.
Đó cũng là những điều mà các nhà đầu tư muốn thấy trong danh mục đầu tư dài hạn của họ.
Chỉ số phát triển bền vững (VNSI)
Chỉ số này được thành lập nhờ sự hợp tác giữa nhiều đối tác: (1) Đơn vị xây dựng và vận hành: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (2) Tư vấn kỹ thuật: Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) (3) Đơn vị hỗ trợ soát xét độc lập: IFC & PwC Việt Nam
Tại Việt Nam, Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI) được ra mắt vào tháng 7 năm 2017. VNSI bao gồm 20 công ty có điểm bền vững cao nhất niêm yết trên HOSE. Top 20 doanh nghiệp này được lựa chọn từ rổ chỉ số VN100 (gồm 100 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất) và được đánh giá toàn diện trên 3 khía cạnh: Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị (G). )
Mục tiêu của chỉ số VNSI là:
- Nêu bật các thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững hiện đang được triển khai trong các công ty đại chúng tại Việt Nam
- Tăng cường thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết phát triển bền vững
- Tạo sản phẩm đầu tư trên thị trường
Quá trình lựa chọn của VNSI đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các công ty để đảm bảo rằng các công ty không chỉ thực hiện các thông lệ ESG mà các báo cáo ESG cũng tuân theo các thông lệ quốc tế và tiên tiến để thể hiện bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh và tương lai của công ty.
Các công ty hàng đầu áp dụng báo cáo ESG và hưởng lợi từ báo cáo ESG như thế nào?
Các tổ chức định hướng tương lai đang tích hợp các giá trị, mục tiêu và số liệu vào chiến lược kinh doanh của họ để giảm rủi ro liên quan đến ESG. Họ đang nắm bắt các cơ hội liên quan để đổi mới và giảm chi phí. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần bắt đầu với việc chuẩn bị các báo cáo ESG dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận và phổ biến, được các bên liên quan tin tưởng và hiểu rõ. Đây là bước nền tảng được các công ty hàng đầu thực hiện nhằm xác định và cải thiện điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình, từ đó truyền tải một câu chuyện ESG đầy cảm hứng.
Bạn đã sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo trong hành trình báo cáo ESG của mình chưa? chúng tôi có thể giúp bạn
Không dễ dàng để soạn thảo một báo cáo ESG hấp dẫn và có tác động đối với người đọc. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ phận và sự hiểu biết sâu sắc về tổ chức để hướng tới các mục tiêu ESG chung. Nhiều tổ chức bắt đầu bằng cách đánh giá độ chín của dữ liệu. Những người khác muốn tập trung vào các vấn đề như biến đổi khí hậu, đa dạng, công bằng và hòa nhập hoặc các khía cạnh quan trọng khác. Một số công ty có những ý tưởng tiên tiến và sẵn sàng thực hiện các tối ưu hóa. Trong các phòng họp trên khắp thế giới, các giám đốc điều hành đang làm việc để hiểu vai trò giám sát ESG mà họ đảm nhận.
Tại sao hợp tác với chúng tôi có thể giúp công ty tiến lên trong hành trình ESG của mình?
Bất kể bạn đang ở đâu trong hành trình ESG của mình, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp. Chúng tôi mang đến mục đích, tầm nhìn và tính thực tế cho những thách thức mà bạn gặp phải - và chúng tôi hiểu bạn cần bắt đầu hành trình ESG của mình như thế nào. Chúng tôi đã trải qua hành trình ESG của riêng mình và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết và thành công của mình để hỗ trợ bạn trên hành trình đó.
Chúng tôi có các đội đa năng và đam mê sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về ngành và hỗ trợ bạn trong việc:
- Tư vấn soạn thảo ESG/báo cáo bền vững theo các tiêu chuẩn và khuôn khổ ESG, v.d. GRI, IIRC, TCFD và SASB, thông qua đó Công ty sẽ truyền đạt câu chuyện về hành trình ESG của mình tới các bên liên quan. các nhà đầu tư, hội đồng quản trị và các bên liên quan để truyền cảm hứng cho họ tham gia hành trình này.
- Cung cấp sự đảm bảo độc lập về dữ liệu trong báo cáo phát triển bền vững của bạn, phù hợp với các tiêu chuẩn thị trường hàng đầu như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Kiểm kê phát thải khí nhà kính nhà kính (GHG Protocol), CDP và AA1000
- Hỗ trợ Quý công ty soạn thảo và nộp hồ sơ VNSI bằng cách tư vấn điền bảng câu hỏi trước khi gửi hồ sơ; Chúng tôi cũng sẽ đánh giá hiện trạng công ty bạn theo bộ tiêu chí của VNSI để cải thiện vị trí của bạn trên bảng xếp hạng.
- Rà soát và tư vấn các chỉ số ESG được cổ đông tín nhiệm
- Nâng cao nhận thức giữa các bên liên quan của bạn về các chủ đề ESG chính, bao gồm cả Hội đồng quản trị, những người kỳ vọng ban lãnh đạo Công ty sẽ dẫn đầu xu hướng ESG
Báo cáo bền vững và dịch vụ đảm bảo
Báo cáo phát triển bền vững hoặc báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cung cấp thông tin về hiệu suất xã hội, môi trường, kinh tế và quản trị. Báo cáo trình bày các giá trị, mô hình quản lý của tổ chức và thể hiện mối liên hệ giữa chiến lược và cam kết của tổ chức đối với nền kinh tế toàn cầu bền vững. Đây là mối liên kết giữa con người, hành tinh, lợi nhuận và tổ chức của bạn.
Các công ty phát hành báo cáo phát triển bền vững cần chứng minh tính xác thực của dữ liệu được công bố. Ngoài ra còn có các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến các khía cạnh xã hội và môi trường khác nhau. Để giảm thiểu những điều này và để đảm bảo tính chính xác của thông tin, điều quan trọng là phải có được sự đảm bảo của bên thứ ba cho báo cáo. Những điều này đảm bảo độ tin cậy, đầy đủ và chính xác của tài liệu. Chúng tôi có thể giúp các công ty bằng cách:
- Thực hiện kiểm tra chiến lược bền vững.
- Thực hiện phân tích lỗ hổng theo hướng dẫn của GRI.
- Đảm bảo các báo cáo bền vững của bên thứ ba.
Báo cáo phát triển bền vững là tự nguyện, nhưng nhiều quốc gia hiện đang bắt buộc phải báo cáo. Họ nhận ra rằng các hệ thống kinh tế có khả năng phục hồi cao có giải thích rõ ràng về các rủi ro dài hạn, bao gồm các tác động về môi trường, xã hội và kinh tế.
Báo cáo và đảm bảo tính bền vững là gì?
Báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh quản trị, môi trường và xã hội trong báo cáo phát triển bền vững độc lập, trong khuôn khổ báo cáo thường niên hoặc báo cáo tích hợp (tích hợp báo cáo).
Hỗ trợ của chúng tôi:
- Tiến hành đánh giá nội bộ để đo lường hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
- Cung cấp sự đảm bảo độc lập cho các số liệu trong báo cáo phát triển bền vững của công ty, cũng như sự đảm bảo cho các mục đích hoạt động theo quy định, chẳng hạn như Dự án Tiết lộ Carbon (CDP), Khí thải nhà kính (GHG). Chúng tôi cũng xác minh và chứng nhận dữ liệu của công ty theo các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội cũng như các tiêu chuẩn thị trường, chẳng hạn như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Công ước GHG và các tiêu chuẩn đảm bảo AA1000.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký tuân thủ các chỉ số phát triển bền vững bằng cách giải thích bảng câu hỏi trước khi nộp; đồng thời xác định những tồn tại để cải thiện vị trí của doanh nghiệp trong bảng xếp hạng.
- Xem xét báo cáo kinh doanh hiện tại dựa trên các phương pháp hay nhất, xác định các cơ hội để cải thiện hoạt động kinh doanh và xây dựng chiến lược hướng tới tương lai và phân tích ngoài các yêu cầu tuân thủ
- Điều chỉnh các mục tiêu bền vững có thể đo lường được phù hợp với chiến lược của công ty dựa trên các biện pháp đo lường hiệu suất tài chính, hoạt động và pháp lý.
- Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm và dịch vụ đối với các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 0933096426 - 0931796188
Email: van.pham@iscvietnam.net - van.pham@tcivietnam.com
Phone: 028 2226 8288
DANH MỤC TIÊU CHUẨN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUÝ KHÁCH CÓ THỂ QUAN TÂM
I/ Bảo vệ môi trường
1. Iso 14001:2015 - hệ thống quản lý môi trường
2. Iso 50001 - tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng
3. Oeko-tex® 100 tiêu chuẩn kiểm nghiệm sự an toàn sản phẩm dệt may-da thuộc lên sức khỏe của con người
4. Greenguard tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải hóa học trong nhà
5. Floorscore® tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận chất lượng không khí trong nhà (iaq)
6. Dolphin safe chương trình “an toàn cá heo” khi đánh bắt cá ngừ
...
II/ Trách nhiệm xã hội
1. Fair trade – thương mại công bằng
2. Sa8000 - tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
3. Sedex – smeta thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội
4. C-tpat an ninh hàng hóa quốc tế
5. Wrap-trách nhiệm toàn cầu về sản xuất may mặc
6. Disney fama
7. Bsci - bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội
8. Rds – tiêu chuẩn lông vũ có trách nhiệm
9. Rws – tiêu chuẩn len có trách nhiệm
...
III/ Phát triển bền vững
1. Rspo- tiêu chuẩn dầu cọ bền vững
2. Gots – tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu
3. Grs – tiêu chuẩn tái chế toàn cầu
4. Ocs – tiêu chuẩn thành phần hữu cơ
5. Rcs – tiêu chuẩn tuyên bố tái chế
6. Iscc tiêu chuẩn về chứng nhận bền vững
...
IV/Xếp hạng bền vững
1. Báo cáo CDP
2. Báo cáo Ecovadis
3. Báo cáo SBti
4. Báo cáo CSR
5. Báo cáo UNGC
....
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm:
Hotline: 0933096426 - 0931796188
Email: van.pham@iscvietnam.net - van.pham@tcivietnam.com
Phone: 028 2226 8288