Báo cáo ESG là gì? Khi nào tôi nên bắt đầu thực hiện ESG? Báo cáo ESG được công bố khi nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị báo cáo ESG trước bao nhiêu thời gian? Làm thế nào để lập báo cáo ESG? Làm sao để xây dựng một ESG report hoàn chỉnh, hấp dẫn và đáp ứng được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra?….
Báo cáo ESG là gì?
ESG là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng
Thời điểm nào doanh nghiệp nên bắt đầu làm ESG?
Môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đã trở thành xu hướng chủ đạo và được công nhận rộng rãi là một phần thiết yếu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thực hiện ESG cũng chính là sản xuất và kinh doanh bền vững, như tinh thần của Quyết định 167/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022.
Thực tế, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và hội nhập với thế giới. Tại Việt Nam, việc cam kết và thực hiện các mục tiêu ESG không chỉ đơn giản là giải pháp quản lý rủi ro về thương hiệu, mà còn là cơ hội để ‘‘nâng tầm giá trị’’, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp,
Chính vì thế, các doanh nghiệp nên quan tâm và thực hành ESG càng sớm càng tốt, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Thời điểm công bố báo cáo ESG là khi nào?
Thời điểm công bố báo cáo ESG không có yêu cầu về mốc thời gian cụ thể và cố định. Nó phụ thuộc vào các yêu cầu của đối tác, nhà đầu tư và cam kết của công ty đối với báo cáo ESG.
Tuy nhiên, dưới đây là một số thời điểm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn để công bố báo cáo ESG:
➤ Cuối năm: Khi cuối năm kết thúc, doanh nghiệp thường đã có đầy đủ dữ liệu và thông tin về hoạt động trong một năm vừa qua. Điều này giúp doanh nghiệp có thể làm báo cáo ESG dựa trên dữ liệu hoàn chỉnh và cụ thể.
➤ Đầu năm: Bắt đầu năm mới, nhiều doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch và đề ra các mục tiêu mới cho năm tiếp theo. Việc công bố báo cáo ESG vào đầu năm giúp họ chia sẻ thông tin về các cam kết và mục tiêu mới với cổ đông, nhà đầu tư và cộng đồng.
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm công bố báo cáo ESG sao cho đáp ứng được nhu cầu của đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị về báo cáo ESG trước bao nhiêu thời gian?
Thời gian chuẩn bị cho báo cáo ESG có thể dao động tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cũng như mức độ sẵn sàng của các thông tin liên quan đến yếu tố ESG. Tuy nhiên, thông thường để chuẩn bị và thực hiện báo cáo ESG một cách tỉ mỉ và đáng tin cậy, doanh nghiệp thường dành từ 4 đến 6 tháng để hoàn tất quy trình này.
Đa số tại Việt Nam, doanh nghiệp bắt đầu chuẩn bị báo cáo ESG vào quý 3 hàng năm, để có thể kịp hoàn thành và công bố báo cáo vào cuối năm đó. Điều này cho phép công ty có báo cáo công bố Báo cáo ESG cùng với Báo cáo Tài Chính và Báo cáo kết quả hoạt động của công ty trong 1 năm vừa qua tới cộng đồng và các nhà đầu tư.
Thực hiện báo cáo ESG theo trình tự nào?
Dưới đây là các bước cần thiết trong quá trình chuẩn bị báo cáo ESG và lý do tại sao mỗi bước đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện một khoảng thời gian dài:
1. Xác định phạm vi và mục tiêu
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp xác định phạm vi báo cáo ESG của mình, bao gồm các chỉ tiêu và khía cạnh Môi trường - Xã hội - Quản trị mà họ muốn tập trung. Xác định rõ phạm vi này là quan trọng để hướng dẫn việc thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết cho báo cáo.
2. Thu thập dữ liệu và thông tin
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn liên quan đến ESG, bao gồm các bộ phận nội bộ, các đơn vị kinh doanh khác nhau, nhà cung cấp và các bên liên quan ngoài công ty. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về hiệu quả năng lượng, tiến độ giảm khí nhà kính, quy trình sản xuất bền vững, đánh giá nhân viên và chương trình bền vững khác. Việc thu thập dữ liệu này đòi hỏi thời gian để đảm bảo dữ liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy của thông tin được đề cập trong báo cáo.
3. Đánh giá và xác minh dữ liệu
Doanh nghiệp cần đánh giá và xác minh dữ liệu ESG để đảm bảo tính chính xác và phản ánh đúng tình hình của công ty. Quá trình đánh giá này đòi hỏi kiểm tra và xác thực các dữ liệu thu thập được, điều này cũng tốn thời gian.
4. Sắp xếp, phân tích và xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu và thông tin ESG, doanh nghiệp sẽ tiến hành lọc, sắp xếp, phân tích và xử lý dữ liệu để tạo ra báo cáo có ý nghĩa, dễ hiểu và thu hút người đọc. Doanh nghiệp nên thể hiện thông tin một cách rõ và và có cấu trúc, kết hợp với phân tích sâu ở các mục tiêu mũi nhọn để có thể thể hiện, phản ánh một cách chính xác mục tiêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp tại báo cáo.
5. Định hình mục tiêu và cam kết
Dựa trên thông tin và phân tích, xác định mục tiêu và cam kết cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong việc thực hiện ESG. Đảm bảo rằng các cam kết này phù hợp với phạm vi và mục tiêu của báo cáo.
6. Soạn thảo và phê duyệt
Báo cáo ESG phải được soạn thảo một cách kỹ lưỡng và trải qua quá trình phê duyệt từ các bộ phận liên quan và cấp quản lý trong doanh nghiệp. Điều này để chắc chắn rằng báo cáo được công bố đáp ứng đầy đủ và chính xác các yêu cầu ESG của doanh nghiệp cũng như tránh các sai sót không đáng có.
7. Công bố và phản hồi
Cuối cùng, sau khi hoàn tất quá trình soạn thảo và phê duyệt, doanh nghiệp sẽ công bố báo cáo ESG tới công chúng và các nhà đầu tư. Quá trình này cũng bao gồm việc tiếp nhận phản hồi và đánh giá để cải thiện và làm phong phú hơn báo cáo ESG trong tương lai.
Và trên đây là trình tự thực hiện báo cáo ESG, có thể thấy các yêu cầu về độ chính xác và tỉ mỉ của báo cáo khiến việc chuẩn bị cho báo cáo của doanh nghiệp thường cần từ 4 đến 6 tháng để đạt được báo cáo có kết quả tốt nhất.
Vậy làm thế nào để có thể xây dựng một báo cáo ESG hoàn chỉnh, thu hút đồng thời đáp ứng được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra?
Để có thể xây dựng được một báo cáo ESG hoàn chỉnh, thu hút, đáp ứng các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, dưới đây là một số gợi ý của ISC Việt Nam cho doanh nghiệp mới bắt tay vào xây dựng báo cáo ESG.
1. Thống nhất các tiêu chí, phạm vi và mục tiêu mà doanh nghiệp muốn thể hiện trong báo cáo ESG.
Điều này giúp quá trình thực hiện tránh thiếu sót, sai lệch, không đồng nhất về mặt thông tin. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian chỉnh sửa nếu tuân theo lưu ý này.
2. Liên tục giao tiếp và tương tác trong nội bộ doanh nghiệp và các bên liên quan.
Điều này giúp xây dựng niềm tin và đồng thuận. Bằng cách giải thích mục tiêu, lắng nghe ý kiến và đề xuất, giải đáp câu hỏi và lo ngại từ các bên liên quan, doanh nghiệp tạo sự tham gia và ủng hộ, đồng thời xây dựng uy tín với cộng đồng và nhà đầu tư. Tương tác liên tục cũng giúp cải thiện báo cáo ESG dựa trên phản hồi và đóng góp của những người quan tâm, đảm bảo rằng báo cáo đáp ứng các mục tiêu và cam kết của doanh nghiệp về bền vững và trách nhiệm xã hội.
3. Thuê dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần hỗ trợ trong việc xây dựng báo cáo ESG, hãy xem xét thuê dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực ESG sẽ giúp bạn định hình báo cáo, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đảm bảo tính chính xác của báo cáo cũng như thu hút người đọc, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm > 60% thời gian và nguồn lực so với doanh nghiệp tự triển khai.
Vậy bạn còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay hôm nay để ISC Việt Nam đồng hành cùng bạn trên hành trình xây dựng báo cáo ESG. Chúng tôi có các đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm và nhiệt huyết sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về các ngành nghề và hỗ trợ Quý công ty trong việc:
➤ Tư vấn soạn thảo báo cáo ESG - Phát triển bền vững theo chuẩn mực và khung về ESG.
➤ Cung cấp độc lập cho các dữ liệu trên báo cáo phát triển bền vững của Quý công ty, tuân theo các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Kiểm kê phát thải khí nhà kính, CDP,...
➤ Rà soát và tư vấn các chỉ số ESG được các cổ đông tin tưởng.
LIÊN HỆ GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ VỀ ESG
- Ms. Vân Phạm
Hotline: 0933 09 6426
Email: van.pham@iscvietnam.net
Văn Phòng ISC Việt Nam
➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.